Tổng thống, nhiệm kỳ 4 năm là người nắm quyền hành pháp cao nhất,
được bầu cử theo lối gián tiếp, qua hai cấp. Tuyển cử đoàn (còn gọi đại cử
tri) gồm những người được bầu ra để đi bầu tổng thống. Số lượng bằng
tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ. Là người có quyền hạn lớn, quyền chỉ
huy quân đội, tổng thống còn có quyền phủ quyết những vấn đề liên quan
đến quyền lập pháp. Tập trung trong tay một quyền lực lớn, bộ máy chính
phủ gồm các bộ trưởng và quan tòa Liên bang đều do Tổng thống quyết
định bổ nhiệm.
Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện gồm hai viện: Thượng viện và Hạ
viện. Hạ viện do dân chúng bầu lên, số đại biểu thay đổi theo dân số các
tiểu bang. Thượng viện gồm đại biểu bầu lên, mỗi tiểu bang 2 người không
kể dân số nhiều hay ít. Cứ hai năm một lần, thành phần Thượng viện phải
thay một phần ba. Hạ viện thì hai năm bầu lại một lần. Nghị viện hạn chế
quyền lực đối với Tổng thống bằng số phiếu đa số trên 2/3 số nghị sĩ của
hai viện về những quyết án.
Cơ quan tư pháp tối cao gồm những thành viên là luật sư do Tổng
thống chỉ định và được Thượng nghị viện đồng ý. Tòa án có quyền giải
thích các đạo luật, hiệp ước nhưng cũng có quyền tuyên bố sự mất hiệu lực
của các văn bản đó.
Quyền tuyển cử phản ánh tính chất giai cấp và kỳ thị chủng tộc.
Những người da đen nô lệ và người da đỏ bị tước đoạt hết quyền chính trị.
Còn những người da trắng phải có tài sản mới được quyền ứng cử, bầu cử
kèm những điều kiện thuế tài sản nhất định. Phụ nữ không được đi bầu.
Những quy định khắt khe như vậy làm cho chỉ có chừng 4,8% dân số được
tham gia bầu cử,
Hiến pháp được phê chuẩn vào tháng 7-1788 và có hiệu lực từ ngày 4-
3-1789. 12 điều khoản quy định quyền tự do dân chủ của công dân được bổ
sung.
Oasinhtơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.