Vào đầu thế kỷ XIX, đa số các nước Mỹ la-tinh đều là thuộc địa của
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sau khi đánh chiếm xong lục địa Mỹ la-tinh,
Tây Ban Nha liền chia khu vực chiếm đóng của chúng thành 4 vùng, gọi là
4 phó vương quốc gồm Tân Tâybannha (Mêhicô và một phần Trung Mỹ),
Tân Grenada (Côlôngbi, Panama. Vênêxuêla và Êquađo), Pêru (ngày nay
là Pêru và Chilê) và LaPlata (ngày nay là Áchentina, Uruguay, Paraguay và
Bolivia). Ngoài ra Tây Ban Nha còn chiếm các đảo Cuba, Poóctô Ricô và
một phần Xantô Đômingô. Đất đai thuộc địa của Bồ Đào Nha có Braxin,
hồi đó chiếm gần một nửa lãnh thổ Nam Mỹ.
2. Chế độ kinh tế-xã hội
Tuyệt đại đa số dân cư Mỹ la-tinh làm nghề nông. Phần lớn đất đai
thuộc quyền sở hữu của nhà vua Tây Ban Nha, của địa chủ và giáo hội.
Những kẻ cầm đầụ giáo hội là những tên địa chủ lớn nhất, chiếm 1/3 số đất
đai. Giáo hội ở Tân Tây Ban Nha đã dùng một nửa diện tích đất đai của họ
để lập đồn điền, hầm mỏ; tiến hành những hoạt động tài chính và cho vay
nặng lãi. Phần lớn người dân Anhđiêng làm tá điền hoặc nô lệ từ đời cha
đến đời con cháu. Một bộ phận các bộ lạc Anhđiêng sống trong rừng núi
vẫn giữ chế độ công xã thị tộc. Trong một số vùng như Braxin, La Plata,
Tân Granada cũng có nông dân tự do, nhưng số người này chủ yếu làm
nghề chăn nuôi.
Bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn duy trì và tăng cường
các quan hệ phong kiến cũ. Để thực hiện mục đích bóc lột, chúng áp dụng ở
đây một chế độ gọi là “tô lao dịch” ( encomienda), kéo dài hơn 200 năm, từ
1503-1720. Dưới chế độ này, những người nông nô hàng năm phải làm việc
không công cho bọn chúa đất từ 200 đến 300 ngày. Từ năm 1720 trở đi,
chúng thay thế chế độ “tô lao dịch” bằng chế độ “đồn điền lớn” (
latifundio) Người nông nô làm việc trong các đồn điền, được phép lấy công
trừ nợ, khi nào sạch nợ sẽ được giải phóng. Nhưng thực tế, những người
nông nô vẫn bị cột chặt vào mảnh đất của bọn đại địa chủ, không bao giờ
có thể trả hết nợ. Trong các hầm mỏ, đồn điền, các công trình giao thông,