làm việc 8 giờ một ngày, được phép lập nghiệp đoàn và được phép tiến
hành các cuộc bãi công để đấu tranh bảo vệ những quyền lợi chính đáng”.
Hiến pháp cũng hứa hẹn sẽ tiến hành cải cách ruộng đất và hạn chế sự bóc
lột của giai cấp đại địa chủ. Hiến pháp còn nói đến việc hạn chế quyền của
tư bản nước ngoài và việc chiếm hữu của nhà thờ được tuyên bố là quyền
sở hữu của công cộng. Hiến pháp Mêhicô được thông qua là kết quả của
cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân chống lại bọn phản động trong nước
và bọn đế quốc xâm lược.
Cuộc cách mạng Mêhicô không tiêu diệt hết tàn dư phong kiến, nền
độc lập của đất nước không được bảo đảm chắc chắn đối với bọn đế quốc
thực dân. Giai cấp công nhân Mêhicô lúc đó còn non trẻ, giai cấp tư sản đã
nắm quyền lãnh đạo. Quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, là động
lực của cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng đó đã đóng vai trò quan trọng
trong lịch sử Mêhicô, vì nó đã làm lung lay địa vị của bọn phong kiến, nhà
thờ phản động và bọn đế quốc thực dân, tạo nên những điều kiện thuận lợi
cho công cuộc cải cách tiến bộ sau này. Trên cơ sở của bản hiến pháp dân
chủ đầu tiên, giai cấp công nhân Mêhicô liên tiếp đấu tranh giành những
thắng lợi mới.
V.KẾT LUẬN
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập của nhân dân Mỹ la-
tinh có một ý nghĩa lịch sử rất lớn. Do cuộc đấu tranh này mà trên lục địa
châu Mỹ xuất hiện những nước cộng hòa Mêhicô, Pêru, Chilê, Bôlivia,
Áchentina, Paragoay, Vênêxuêla, Êcuađo, Urugoay, Goatêmala, Hônđurát,
Xanvađo, Nicaragoa, Côxta Rica, Côlômbia và Braxin.
Nhìn toàn bộ mà xét, cuộc đấu tranh này mang tính chất nhân dân, bao
gồm những giai cấp, tầng lớp khác nhau của xã hội thuộc địa tham gia:
công nhân, nông dân Anh điêng, nô lệ da đen, thợ thủ công, tư sản đang
hình thành, một số địa chủ, trí thức và một bộ phận giáo sĩ cấp thấp. Quấn
chúng nhân dân, trong đó nông dân là thành phần chủ lực của các đội quân