trong tay phái Tự do. Mađêrô không giữ lời hứa của ông trước đây, trái lại
các tướng tá cũ vẫn được sử dụng, vấn đề ruộng đất không được giải quyết,
hàng triệu nông dân vẫn sống cảnh cũ. Vì thế Xapata - người lãnh đạo đội
quân nông dân cách mạng ở miền Nam Mêhicô - đưa ra một bản kêu gọi
nhân dân, gọi là “chương trình Ayala” (nơi sinh của Xapata), trong đó
tuyên bố rằng Mađêrô đã phản bội cách mạng, ruộng đất mà bọn địa chủ
chiếm đoạt phải trả lại cho nông dân. Trong chương trình có ghi điều quan
trọng là “trong khi thực hiện chương trình Ayala, nếu địa chủ nào chống đối
thì toàn bộ tài sản của địa chủ đó sẽ bị tịch thu”. Bản tuyên bố của ông
được nhân dân, nhất là nông dân ủng hộ.
Giới nhà thờ cùng quý tộc phong kiến được sự ủng hộ của Mỹ đã lợi
dụng sự bất mãn của quần chúng nhân dân với chính quyền Mađêrô, tổ
chức một cuộc bạo động vào tháng 21913 lật đổ Mađêrô, đưa tướng Huécta
là kẻ đã từng chống lại Xapata lên thay.
Trong tình hình đó, quân giải phóng ở Nam cũng như Bắc và nhân dân
Mêhicô nổi dậy chống lại quân của Huécta, đồng thời chống lại sự khiêu
khích của đế quốc Mỹ tổ chức đổ bộ vào Vêracơrút tháng 4-1914. Do tinh
thần chiến đấu anh dũng của quân giải phóng và nhân dân Mêhicô, quân
Mỹ phải rút khỏi Mêhicô. Quân của Xapata cũng như Vila lãnh đạo đã
chiến đấu và thắng bọn Huécta. Nhưng cũng như lần trước, chính quyền lại
lọt vào tay phái Tự do và lần này do Caranxa đứng đầu chính phủ.
Tháng 1-1915, Caranxa ban hành luật cải cách ruộng đất, nhưng
không hể đụng chạm đến quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và không
đem lại quyền lợi gì cho người nông dân.
Ngày 1 tháng 12 năm 1916, Quốc hội lập pháp đã họp và sau một cuộc
đấu tranh gay gắt giữa một bên là phái tả đại diện cho yêu cầu của nông
dân, vô sản và lực lượng dân chủ và một bên là bọn địa chủ, tư bản, quân
phiệt xung quanh Caranxa, đã thông qua một bản hiến pháp mới. Bản hiến
pháp này được coi là hiến pháp tiến bộ nhất Mỹ la-tinh lúc bấy giờ. Điều
123 của hiến pháp đã quy định rõ “quyền của công nhân xí nghiệp được