Sự kiện có ý nghĩa lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân Mỹ la-tinh đầu thế kỷ XX là cuộc cách mạng Mêhicô. Cuộc
cách mạng bùng nổ năm 1910 nhằm chống lại sự xâm nhập của bọn đế
quốc và những tàn dư của chế độ phong kiến còn tồn tại ở trong nước.
Từ năm 1887 đến năm 1911 chính quyền độc tài phản động của
Pođcphiriô Điát, đại biểu quyền lợi của giai cấp đại địa chủ và tư sản mại
bản, thân Mỹ đã lên cầm quyền ở Mêhicô. Chính quyền Điát không hề chú
ý đến quyền lợi của dân tộc, ngược lại dựa vào tư bản nước ngoài, chủ yếu
là tư bản Anh và Bắc Mỹ. Do việc tìm được mỏ dầu, sự xâm nhập của tư
bản nước ngoài ngày càng nhiều. Nhiều công ty dầu mỏ nổi tiếng trên thế
giới cạnh tranh ở Mêhicô gay gắt, nhưng Mỹ đã thắng thế. Năm 1910 các
công ty của Bắc Mỹ chiếm hơn 80% dầu khai thác ở Mêhicô.
Cuộc cách mạng năm 1910 mở đầu bằng những cuộc biểu tình vũ
trang của nông dân đòi ruộng đất đã bị tước đoạt để làm đường sắt, đường
ống dẫn dầu, xây dựng nhà máy…, phong trào kết hợp với những cuộc đấu
tranh của công nhân đòi giảm giờ làm. Nhiều người thuộc tầng lớp trung
gian ở thành thị tham gia. Nông dân đã nổi dậy vũ trang chống lại chính
phủ độc tài Điát dưới khẩu hiệu “Vì ruộng đất và tự do”. Trung tâm các
cuộc nổi dậy của phong trào nông dân ở Bắc Mêhicô do Pharăngxicô Vila
và ở Nam Mêhicô do Emiliano Xapata lãnh đạo.
Giai cấp vô sản cũng nổi dậy đấu tranh. Các cuộc đình công đòi giảm
giờ làm xẩy ra liên tiếp. Năm 1906 công nhân mỏ đồng ở Cananêa đình
công. Công nhân ở các thành phố Coahuyla và Vêracơruxơ cũng đình công.
Tháng 12-1906 công nhân dệt ở thành phò Puêbla, Tlaxcala, Orixaba nổi
dậy. Nhiều cuộc đình công khác còn nổ ra ở thủ đô và tràn đến các tinh
khác.
Các nhà tư sản dân tộc và một số địa chủ cũng chống lại Điát, bởi vì
sự xâm nhập của tư bản nựớc ngoài đã cản trở bước phát triển của họ.
Trong phong trào cách mạng, các nhà trí thức cũng tham gia.