nghiệp hoặc buộc phải đi lang thang kiếm ăn. Chế độ đồn điền dựa trên sự
bóc lột lao động gần như không công, với những phương pháp canh tác thô
sơ, đã cản trở sự phát triển của nông nghiệp và kìm hãm sự phát triển công
nghiệp.
Các chủ đồn điền lớn và chủ trại giàu có đã phát canh một nửa số đất
đai trong thời gian ngắn từ 1 đến 3 năm, một nửa số còn lại thì thuê công
nhân làm để sản xuất hàng xuất khẩu như càphê, bông v.v… hoặc chăn
nuôi súc vật. Một số nhà công thương cũng quay về tậu* đồn điền để làm
giàu bằng cách bóc lột địa tô hoặc sức lao động làm thuê. Nhiều đại điền
chủ dần dần tham gia kinh doanh công nghiệp và trở thành chủ nhà máy
đường, đồ hộp, da, v.v.. Chính điều đó đã khiến cho những yếu tố phong
kiến vẫn được duy trì một cách khá vững chắc trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa và dẫn tới sự gắn bó chặt chẽ giữa giai cấp tư sản, giai cấp địa chủ
với đế quốc bên ngoài. Nhà thờ cũng chiếm một số đất đai không nhỏ. Hầu
hết các nước Mỹ la-tinh đều giữ đặc quyền chính trị của nhà thờ thiên chúa
giáo. Các nước Mỹ la-tinh đều biến thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và
cung cấp nguyên liệu, kể cả nguyên liệu chiến lược, là nơi bọn đế quốc khai
thác, sử dụng sức lao động rẻ mạt^ nơi đầu tư có lợi cho bọn đế quốc, nhất
là đế quốc Mỹ. Nền kinh tế của các nước này mang tính chất phụ thuộc khá
rõ rệt.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các ngành công nghiệp, thương
nghiệp ở các nước Mỹ latinh có phát triển được ít nhiều là do đòi hỏi của
thị trường trong nước và quốc tế: sản xuất hàng hóa trong công nghiệp nhẹ,
khai thác mỏ, xây dựng cảng, đường sắt v.v…
Nhưng nhìn chung, tình hình kinh tế phát triển rất chậm, không đồng
đều giữa các nước và hầu hết đều phụ thuộc vào các nước đế quốc. Chỉ có
một vài nước có nền công nghiệp như Mêhicô, Braxin, Ấchentina,
Vênêxuêla v.v… còn nhìn chung vẫn là những nước kinh tế kém phát triển,
nhất là những nước ở Trung Mỹ.
2. Phong trào công nhân và nông dân