Panama và chủ quyền của Côlômbia ở đó, Mỹ liền tổ chức một cuộc đảo
chính ở Panama để thiết lập nước “Cộng hòa Panama”. Chính phủ Panama
liền ký hiệp ước nhường cho Mỹ đặc quyền đào một con kênh nối liền Thái
Bình Dương với Đại Tây Dương, được xây dựng đường sắt và pháo đài dọc
theo con kênh ấy. Mỹ hoàn thành việc đào kênh Panama vào năm 1914 và
coi là một sự kiện đặc biệt quan trọng mở đường cho Mỹ làm bá chủ Mỹ la-
tinh và cả Viễn Đông. Tổng thống Mỹ Têôđo Rudơven đã gọi đường lối đó
bằng thuật ngữ: “Chính sách cái gậy lớn”.
Trong thời kỳ một số cường quốc châu Âu còn bị mắc vào việc chuẩn
bị và tiến hành cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mỹ càng ráo riết can
thiệp vào nội trị các nước Trung Mỹ: vào Cộng hòa Dominica năm 1904 và
1916, vào Cuba năm 1906, vào Nicaragoa năm 1909 và 1912, vào Haiti
năm 1914 và 1915, vào Mêhicô năm 1914 và 1916.
Đi đôi với những cuộc tiến công bằng quân sự, Mỹ tăng cường xâm
nhập Mỹ la-tinh bằng kinh tế: xuất khẩu tư bản, tăng cường đầu tư trên một
quy mô lớn. Vốn của Mỹ đầu tư vào Mỹ la-tinh dưới hai hình thức: một là
bỏ vào việc xây dựng các xí nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ v.v… hai là
cho chính phủ các nước Mỹ la-tinh vay hoặc dùng “viện trợ” có điều kiện
để lũng đoạn về kinh tế. Thông qua vốn đầu tư đó, dần dần đế quốc Mỹ tạo
được một cơ sở kinh tế và một cơ sở xã hội để bước vào khống chế đời
sống chính trị các nước này. Đồng thời, Mỹ mở cuộc cạnh tranh lớn với các
nước tư bản châu Âu có bỏ vốn ở Mỹ la-tinh để giành quyền bá chủ Mỹ la-
tinh. Đó là “chính sách ngoại giao dòng đô-la” của Mỹ.
Các nước cộng hòa ở Mỹ la-tinh, sau khi thoát khỏi ách thống trị của
bọn thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v.v… trên danh nghĩa đều là
những nước độc lập nhưng trong thực tế bị phụ thuộc vào đế quốc Mỹ ở
nhiều mức độ khác nhau. Từ đầu thế kỷ XX đế quốc Mỹ khống chế các
hoạt động chính trị và kinh tế-xã hội ở Mỹ la-tinh.