2. Đế quốc Mỹ bành trướng ở Mỹ la tinh
Giai cấp tư sản Mỹ và những người cầm đầu chính phủ Mỹ khi nghĩ
đến việc xâm chiếm thị trường đã lập tức hướng về Mỹ la-tinh, là các nước
láng giềng phía nam. Mỹ gạt dần hoặc đẩy xuống hàng thứ yếu ảnh hưởng
của các nước tư bản châu Âu ở Mỹ la-tinh. Ngày 2-121823 Tổng thống Mỹ
Mơnrô chính thức tuyên bố chủ trương của Mỹ đối với Mỹ la-tinh như sau:
“Lục địa châu Mỹ đã chọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó không
thể bị một cường quốc châu Âu nào đô hộ nữa”. Chủ trương đó nêu cao cái
gọi là “chống sự xâm nhập của tư bản châu Âu” và khẩu hiệu “Châu Mỹ
của người châu Mỹ”. Thực chất là đế quốc Mỹ muốn độc chiếm toàn bộ thị
trường châu Mỹ, trước khi vươn tới nhiều khu vực khác trên trái đất.
Mới hai năm sau khi tung ra cái gọi là “học thuyết Mơnrô”, âm mưu
xâm lược của Mỹ đã lộ rõ. Nảm 1825 Mỹ cho quân chiếm đảo Puectô Ricô
là thuộc địa của Tây Ban Nha. Cùng năm đó, Mỹ gây sức ép với Côlômbia,
buộc nước này phải cho Mỹ quyền tự do thông thương qua eo đất Panama.
Đến năm 1846, theo hiệp ước ký với Côlômbia, Mỹ đã chiếm được nhiều
quyền ưu tiên về thương mại, quyền tự do vận chuyển qua eo đất Panama,
và được quyền đặt đường xe lửa qua Panama. Về phía Mỹ sẽ “bảo đảm”
tính chất trung lập của Panama và chủ quyền của Côlômbia. Năm 1845, Mỹ
lại kiếm cớ dùng vũ lực tiến đánh nước láng giêng phía nam là Mêhicô, sáp
nhập hơn một nửa lãnh thổ của Mêhicô vào nước Mỹ. Cũng trong thời kỳ
này, Mỹ liên tục tổ chức nhiều cuộc can thiệp vũ trang vào các nước khác ở
Mỹ la-tinh.
Đến cuối thế kỷ XIX, hoạt động của Mỹ càng trở nên ráo riết. Năm
1889, nấp dưới những chiêu bài “hợp tác” và “đoàn kết”, đế quốc Mỹ đã
triệu tập “Hội nghị toàn châu Mỹ” lần đầu tiên ở Oasinhtơn. Hội nghị đã
thành lập “Cơ quan thương mại của các nước châu Mỹ” và 20 năm sau biến
thành “Liên minh toàn châu Mỹ”. Ý đồ của đế quốc Mỹ là dùng chiêu bài
“đoàn kết giúp đỡ” để tổ chức các nước châu Mỹ la-tinh thành một khối
phụ thuộc vào Mỹ, buộc các nước đó phải theo đường lối chính trị của đế