IV. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở CÁC
NƯỚC MỸ LA TINH ĐẦU THẾ KỶ THỨ XX
1. Tình hình kinh tế-xã hội đầu thế kỷ thứ XX
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, kinh tế của các nước Mỹ la-tinh
còn lạc hậu, tàn dư phong kiến và chế độ nô lệ vẫn còn nặng nề, nhân dân
nghèo nàn. Đó là điều kiện thuận lợi cho tư bản nước ngoài như Anh, Đức,
Pháp và đặc biệt là tư bản Bắc Mỹ xâm nhập ngày càng sâu, đóng vai trò
ngày càng lớn trong kinh tế và chính trị các nước đó.
Đầu thế kỷ XX ở một số nước Mỹ la-tinh như Vênêxuêla, Braxin đã
khai thác mỏ dầu. Riêng Mêhicô năm 1910 có 0,5 triệu tấn và đến năm
1917 đã có khoảng 8 triệu tấn. Trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
không lâu, người ta đã khai thác đồng. Có ý nghĩa lớn hơn là ở Colombia,
Peru, Mêhicô và Vênêxuêla đã sản xuất thép màu.
Ở Nam Mỹ, đặc biệt ở Áchentina, Urugoay, Paragoay, Chilê và nam
Braxin còn nhiều đất nên càng ngày càng có nhiều dân di cư đói nghèo từ
châu Âu sang. Ở Áchentina từ 1896 đến 1913 có khoảng 3 triệu người và ở
Braxin từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến năm 1917 có khoảng 2 triệu
rưỡi người đến sinh sống.
Việc phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ la-tinh làm cho thế lực
kinh tế của các chủ đồn điền lớn thêm vững chắc. Chủ đồn điền lớn bao
gồm các tư nhân hay công ty nước ngoài chuyển hướng canh tác phù hợp
với việc sản xuất hàng hóa xuất cảng và là cơ sở của việc sản xuất hàng hóa
trong nông nghiệp.
Số lượng nông dân trên lục địa Mỹ la-tinh là 107 triệu, chiếm hơn
70% dân số, nhưng hơn 75% số nông hộ vẫn không có đất cày cấy. Trong
khi đó, bọn đại điền chủ và các công ty lũng đoạn gồm 0,3% dân số lại
chiếm tới 65% toàn bộ đất đai cày cấy. Chế độ chiếm hữu ruộng đất này
gây nên tình trạng nông dân bị thiếu ruộng, biến thành công nhân nông