Giai cấp vô sản Mỹ la-tinh bao gồm những người châu Âu di cư sang
thuộc nhiều quốc gia, và người Anh điêng, người da đen. Đa số là công
nhân không lành nghề, phải làm những công việc nặng nhọc trong các hầm
mỏ, xây dựng đường sắt, bốc vác ở hải cảng v.v… Tình hình giai cấp công
nhân ở tất cả các quốc gia Mỹ la-tinh đều rất khổ cực, đời sống nghèo nàn
và không có quyền chính trị. Giờ làm việc kéo dài từ 12 đến 14 tiếng. Quần
chúng lao động ở thành thị cũng như nông thôn đều không có quyền lợi gì
cả. Những người không biết chữ, binh lính và phụ nữ không có quyền bầu
cử.
Phong trào của giai cấp công nhân ở Ấchentina, Braxin, Mêhicô,
Chilê, Urugoay và Cuba đã dần dần có được một số kinh nghiêm về tổ chức
và đấu tranh. Các công đoàn đầu tiên và các hội tương tế đã được thành lập
ở nhiều nước. Ngay từ những năm 70, những phần tử tiến bộ của giai cấp
công nhân đã bắt đầu -tiếp thu tưởng của học thuyết Mác và tuyên truyền
trong công nhân. Năm 1872, ở Áchentina và Mêhicô đã thành lập phân bộ
Quốc tế I. Vào những năm 80 - 90 ở một số nước Mỹ la-tinh các nhóm Xã
hội và báo chí của giai cấp công nhân ra đời. Trong những năm 90, Đảng
xã hội Áchentina thành lập. Các nhóm xã hội ở Urugoay và Braxin cũng
được thành lập. Đảng công nhân Cuba và Liên đoàn xã hội Chilê ra đời.
Cũng trong những năm 90, giai cấp công nhân đã kỷ niệm ngày Lao động
Quốc tế 1 tháng 5 và tổ chức một cuộc đình công lớn đầu tiên yêu cầu giảm
giờ làm, cải thiện điều kiện lao động và bảo hiểm xã hội. Từ năm 1904 đến
1909, những cuộc đình công liên tiếp xảy ra, nhưng đều bị đàn áp bằng vũ
lực.
Trong thời kỳ này, phong trào nông dân cũng nổi dậy. Từ năm 1902
đến năm 1916 đã xẩy ra ở Nam Braxin một cuộc khởi nghĩa nông dân,
nhưng bọn thống trị đem quân đội đến đàn áp, nên cuối cùng thất bại.
3. Cuộc cách mạng Mêhicô (1910-1917)