LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Trang 73

Chương IV - CÁCH MẠNG TƯ SẢN

PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII I - TÌNH

HÌNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH

MẠNG

1. Chế độ quân chủ chuyên chế Buốcbông

Trước cách mạng, nước Pháp là một nước quân chủ chuyên chế phong

kiến. Nhà vua nắm mọi quyền hành, hầu như không chịu một sự kiểm soát
nào. Vua có quyền quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại, bổ nhiệm
và cách chức các bộ trưởng và nhân viên nhà nước, ban hành và hủy bỏ các
đạo luật, trừng phạt và ân xá… Vua Luy XVI thuộc triều đại Buốcbông lên
ngôi năm 1774, thường tự coi ý muốn của chính mình là luật pháp và quyền
lực của nhà vua là do Trời ban cho để trị nước.

Công cụ thống trị của nhà nước phong kiến gồm có quân đội, cảnh sát

và nhà thờ. Hình ảnh tượng trưng nhất của nền chuyên chế là nhà tù Baxti ở
Pari.

Đó là một nhà tù lâu đời và kiên cố, cao 23m, tường dày từ l,6m đến

l,8m, có 8 ngục tối ở dưới đất dùng để giam người cùng với rắn rết.

Nhà thờ thống trị về mặt tinh thần, lợi dụng ảnh hưởng lớn trong nông

dân để thần thánh hóa nhà vua, khuyên nhủ họ tuyệt đối trung thành với
chính thể chuyên chế.

Tổ chức hành chính trong nước cũng tập trung vào tay vua. Vua nắm

chính quyền trung ương gồm các bộ trưởng và các hội đồng giúp việc. Vua
cử những quan lại thân tín nhất về làm tổng quản ở các địa phương. Những
viên tổng quản có quyền hành rất lớn, là người thay mặt vua để giải quyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.