Chương I - CÁCH MẠNG TƯ SẢN
ANH GIỮA THẾ KỶ XVII
Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII là một trận tấn
công vào thành trì của chế độ cũ để xây dựng chế độ xã hội mới,
lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mở đường cho sức
sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Cách mạng Anh là cuộc
cách mạng tư sản thứ hai trên thế giới sau cách mạng Hà Lan thế
kỷ XVI, nhưng lại là cuộc cách mạng đầu tiên có ý nghĩa lớn đối
với quá trình hình thành CNTB trên phạm vi toàn châu Âu và thế
giới.
I - NƯỚC ANH ĐÊM TRƯỚC CỦA CUỘC
CÁCH MẠNG
1. Những tiền đề kinh tế của cuộc cách mạng
Sự phát triển công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa
Từ thế kỷ XVI, các ngành công nghiệp ở Anh phát triển mạnh. Những
phát minh mới về kỹ thuật, nhất là những hình thức tổ chức mới trong lao
động đã làm cho năng suất lao động ngày càng tăng.
Việc áp dụng máy bơm hơi nước từ các hầm mỏ lên, thúc đẩy sự phát
triển công nghiệp khai mỏ. Trong khoảng 100 năm (1551-1651) số lượng
than khai thác tăng lên 14 lần, mỗi năm đạt 3 triệu tấn. Đến giữa thế kỷ
XVII, Anh sản xuất 4/5 sản lượng than đá toàn châu Âu. Cũng trong thời
gian đó, việc khai thác quặng sắt tăng hai lần, kẽm, đồng chì, muối tăng