- Trong triều đình Yamato (Đại Hòa) tức nước Nhật cổ, họ này
nắm quyền quân sự, cảnh sát và tài phán.
- Nguyên Hưởng (Hanh) Thích Thư (Sách viết vào niên hiệu
Genkô về đạo của Thích Ca), 30 quyển bằng Hán văn, kể lại truyện ký
của trên 400 tăng lữ từ lúc Phật giáo đến Nhật cho tới năm Genkô thứ
2 (Nguyên Hưởng 2 tức 1322).
- Gyôki (Hành Cơ), người thời Nara, theo học Dôshô, sau đi
khắp vùng chung quanh kinh đô, chuyên giáo hóa dân chúng, xây chùa
chiền cầu cống, đào hồ ao, đắp đê điều.Lúc đầu bị cấm đoán vì chuyện
đó bị xem như vi phạm giới luật nhưng sau được khen thưởng, gia
phong đến chức tăng chính.
- Chùa do nhà nước kiến tạo để cầu cho đất nước bình yên,
mùa màng được trúng.
- Dôkyô cậy công chữa bệnh trong cung, được nữ Thiên
Hoàng Shôtoku (Xứng Đức, thứ 48, 718-770, trị vì 764-770) tín
nhiệm, phong đến chức thái chính đại thần (tể tướng). Ông bèn mưu
việc soán ngôi nhưng bị đình thần biết được, bắt bỏ ngục. Sau khi
thiên hoàng mất, bị phối lưu và chết. Xin chú thích thêm là Kôken và
Shôtoku chỉ là một bà nhưng làm nữ đế 2 lần.
- Hộ pháp thần (gohôshin) hay hộ pháp thiện thần (gohô
zenjin): những vị thần bảo vệ Phật pháp.Đơn cử: Phạm Thiên, Đế
Thích Thiên, Tứ Thiên Vương, Thập Nhị Thần Tướng, Thập Lục
Thiện Thần, Nhị Thập Bát Bộ Chúng, Kiên Lao Địa Thần vv...
- Một nhà kho (kura) chưa những quốc bảo, văn thư đời xưa
của Nhật, bây giờ có thể xem như viện bảo tàng đầu tiên. Kiến trúc
kiểu nhà san, dài 32,7m, rộng 9m, cao 14m, sàn cao 2,5, cất bằng gỗ,
vị trị nằm ở phía bắc chùa Tôdaiji ở Nara, vốn để chứa những di phẩm
của Thiên hoàng Shômu và báu vật của nhà chùa. Tàng trữ trên 9000
linh kiện văn hóa liên quan đến giai đoạn thế kỷ thứ 7 và 8.
- Ma Kha Diễn chỉ là từ biểu âm tiếng Phạn mahâyâna tức đại
thừa.