TIẾT 3: - Những Vấn Đề Liên Quan Đến
Việc Tiếp Nhận Thiền Trước Thời Heian
ua thông tin trong tiết trên, ta đã biết đại khái việc
người Nhật trước thời Heian đã tiếp nhận Thiền Tông Trung Quốc ra sao.
Thế nhưng cách tiếp nhận của họ trong giai đoạn này có sự dị biệt với
cách tiếp nhận của người thời Kamakura (1185 -1333). Đặc điểm của nó
là tính cách ngẫu nhiên và thụ động.
Trước tiên, nếu nhìn lại thời Nara, ta thấy việc Đạo Tuyền được
mời sang Nhật hoàn toàn không có nghĩa là Thiền Tông sẽ theo gót
ông mà đến nước này. Hơn nữa, dù ông có mang qua một số sách vở
nói về Thiền thì cũng vì nó là một bộ phận của "tứ chủng tương thừa"
trong giáo lý Thiên Thai của Nhật Bản mà thôi. Mặt khác, tư tưởng
Thiền cũng chỉ nằm rải rác trong những điển tịch Phật giáo nói chung
đang lưu hành bên nhà Đường và được mang sang. Nói tóm lại, không
có thể nào xem người thời có ý thức rằng họ đang đón nhận Thiền như
một luồng tư tưởng mới.
Nói chung, người thời Nara khi đọc các sách về Thiền có lẽ chỉ
xem như mình đang đọc sách nói về giáo lý thông thường. Trong
những văn kiện Thiền Tông truyền lại từ đời đó, tác phẩm được đọc
một cách khác thường có thể là Lăng Già Kinh Sớ và Lăng Già Kinh
Khoa Văn, hai quyển sách chú thích, nhưng đối với Thiền Tông đời
sau, đó là hai tác phẩm chẳng có gì dính dáng gì đến tư tưởng của họ
nữa. Người đương thời nếu đọc thì chắc vì mong rằng nhờ tham khảo
hai quyển ấy mà hiểu được ý nghĩa của Lăng Già Kinh thôi.