Từ Hạ Kiệt đến lúc đó, triều Hạ đã truyền được hơn bốn trăm năm.
Muốn lật đổ một vương triều có lịch sử lâu dài như thế, không phải là một
việc dễ dàng. Thang và Y Doãn quyết định họp các tướng sĩ, tổ chức lễ thệ
sư. Tại cuộc lễ, Thang nói: "Không phải ta muốn làm loạn, nhưng Hạ Kiệt
quá tàn ác, Thượng Đế hạ lệnh cho ta phải tiêu diệt hắn, ta không dám
không nghe lời". Sau đó, ông tuyên bố về kỷ luật thưởng phạt.
Thương Thang mượn danh nghĩa Thượng Đế để động viên tướng sĩ,
cộng thêm với nỗi căm giận của tướng sĩ muốn Hạ Kiệt chóng diệt vong,
khiến họ chiến đấu rất dũng cảm. Quân Hạ và quân Thương đánh nhau một
trận lớn ở Minh Điều (nay ở phía bắc trấn An Ấp, huyện Vận Thành, tỉnh
Sơn Tây) quân Hạ Kiệt bị đại bại.
Cuối cùng, Hạ Kiệt chạy đến Nam Sào (nay ở Tây Nam huyện Sào,
tỉnh An Huy) Thang đuổi đến đó, bắt được Kiệt, đày Kiệt ở đó cho đến hết
đời. Như vậy, triều Hạ bị triều Thương thay thế. Lịch sử gọi việc Thương
Thang đánh Hạ là cuộc cách mạng Thương Thang. Vì giai cấp thống trị
thời cổ gọi việc thay đổi triều đại là sự thay đổi mệnh trời, nên gọi đó là
"cách mạng". Cách gọi đó hoàn toàn khác với khái niệm "cách mạng" ngày
nay.
BÀN CANH DỜI ĐÔ
Khi Thương Thang thành lập triều Thương thì quốc đô đầu tiên đóng
ở Bác (nay là Thương Khâu, Hà Nam). Trong khoảng ba trăm năm từ đó về
sau, đô thành phải chuyển dời tất cả năm lần. Đó là do nội bộ vương tộc
thường xuyên tranh đoạt ngôi vua và do vùng hạ du Hoàng Hà thường có
thủy tai. Có một thần thủy tai lớn làm chìm ngập cả đô thành, nên buộc
phải dời đô.
Bàn Canh, vua thứ 20 kể từ Thương Thang, là một ông vua có tài trị
quốc. Để thay đổi cục diện xã hội không an định lúc đó, ông quyết định dời
đô một lần nữa. Nhưng đại đa số quý tộc luyến tiếc cuộc sống an nhàn,