Lời của Phó Nghị đã khêu gợi tâm lý hiếu kì của Hán Minh Đế. Ông
liền phái hai viên quan là Thái Âm và Thái Cảnh đến Thiên Trúc xin Kinh
Phật. Thái Âm và Thái Cảnh vất vả lặn lội qua trăm núi ngàn sông, cuối
cùng đã tới được nước Thiên Trúc. Người Thiên Trúc nghe nói sứ giả
Trung Quốc đến xin Kinh phật thì rất hoan nghênh. Thiên Trúc có 2 sa môn
(chức sắc cao cấp của phật giáo), một người tên là Nhiếp Ma Đằng, một
người tên là Trúc Pháp Lan, đã giúp Thái Âm và Thái Cảnh hiểu được ý
nghĩa của kinh phật. Thái Âm và Thái Cảnh liền mời họ sang thăm Trung
Quốc.
Năm 67 công nguyên, Thái Âm và Thái Cảnh dẫn 2 sa môn, dùng
ngựa trắng thồ một tượng phật và 42 chương kinh phật đi qua Tây Vực về
Lạc Dương. Hán Minh Đế không rõ kinh phật và cũng không hiểu đạo lý
phật giáo, nhưng vẫn đối đãi hết sức tôn kính với 2 vị sa môn đưa kinh phật
đến giảng. Năm sau ông hạ lệnh xây một ngôi chùa ở phía tây thành Lạc
Dương theo đúng kiểu cách ở Thiên Trúc và nuôi con bạch mã thồ kinh ở
đấy. Ngôi chùa đó vì vậy có tên là Bạch Mã tự (nay ở phía tây thành phố
Lạc Dương). Hán Minh Đế không hiểu kinh phật, Vương Công đại thần
cũng không tin phật giáo, nên người đến thắp hương cúng lễ ở Bạch Mã tự
cũng không đông. Riêng Sở Vương Lưu Anh là hết sức coi trọng, đặc biệt
phái người đến Lạc Dương để thỉnh giáo 2 vị sa môn. Hai vị sa môn liền
họa một bức tượng phật và chép một bài kinh phật trao cho đem về.
Ảnh phật và Kinh phật được đem về đặt trong phòng của Sở vương.
Sở vương Lưu Anh liền treo tượng phật trong cung để sớm chiều lễ bái. Sở
vương Lưu Anh là người có dã tâm. Ông ta mượn danh nghĩa tín ngưỡng
phật giáo để kết giao với các phương sĩ và dùng mọi thủ đoạn mê tín để lừa
người. Năm 70 công nguyên, có người cáo giác với Hán Minh Đế, nói Sở
vương Lưu Anh tụ tập bè đảng, tự đặt ra quan chức, muốn làm phản. Hán
Minh Đế liền cử người điều tra, thấy đúng có những dấu hiệu mưu phản,
liền tước bỏ vương vị của Sở vương, đày ông ta tới Đan Dương. Lưu Anh
đến đó biết tội của mình liền tự sát. Hán Minh Đế còn tra xét những người