Thượng (còn gọi là Lã Thượng, Lã là vùng đất phong của tổ tiên ông), là
một người tinh thông binh pháp.
Văn Vương vô cùng phấn khởi, nói: "Khi ông nội ta còn sống, từng
nói với ta là sau này sẽ có một người rất giỏi giúp đỡ tộc Chu ta hưng
vượng lên. Ngài chính là người đó. Ông nội ta từng trông mong ngày rất
lâu rồi". Nói xong, liền mời Khương Thượng lên xe cùng về cung. Ông già
vuốt râu, rồi cùng Văn Vương lên xe.
Vì ông nội của Văn Vương được gọi là Thái Công từng mong đợi
Khương Thượng từ lâu nên về sau, người ta gọi Khương Thượng là Thái
Công Vọng. Thái Công Vọng là trợ thủ đắc lực của Chu Văn Vương. Ông
vừa khuyến khích sản xuất, vừa thao luyện binh mã, khiến thế lực của bộ
tộc Chu lớn mạnh vượt bậc. Một lần, Văn Vương hỏi Thái Công Vọng: "Ta
muốn đánh đổ bạo quân. Vậy nên đánh nước nào trước?".
Thái Công Vọng nói: "Nên đánh Mật Tu trước".
Có người phản đối: "Thủ lĩnh Mật Tu rất lợi hại, sợ không đánh nổi".
Thái Công Vọng nói: "Thủ lĩnh Mật Tu ngược đãi dân chúng, mất
lòng người từ lâu. Dù hắn ra lợi hại thế nào, cũng không đáng sợ".
Chu Văn Vương đem quân đến đánh Mật Tu, còn chưa khai chiến,
nhân dân Mật Tu đã nổi dậy, bắt trói Mật Tu đem nộp cho Văn Vương. Ba
năm sau, Chu Văn Vương lại đem quân đánh đất Sùng (nay là huyện Bạng
Thủy, tỉnh Thiểm Tây), là một thuộc quốc lớn nhất ở phía tây triều Thương.
Sau khi diệt nước Sùng, Văn Vương liền xây đắp thành trì, xây dựng kinh
đô ở đây gọi là Phong Ấp. Mấy năm sau, bộ tộc Chu dần dần chiếm lĩnh đại
bộ phận đất đai dưới quyền thống trị của triều Thương, ngày càng có nhiều
bộ lạc qui phục Văn Vương. Nhưng Chu Văn Vương không kịp hoàn thành
sự nghiệp diệt Thương. Trong khi đang sự tính tiến đánh triều Thương thì
ông bị bệnh mất.