LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 1 - Trang 30

Trong quá trình Chu Công đông chinh, nhiều quý tộc triều Thương bị

bắt làm tù binh. Vì chúng chống lại triều Chu, nên bị gọi là "ngoan dân"
(dân bướng bỉnh). Chu Công không yên tâm khi thấy chúng ở đất cũ, lại
thấy Hạo Kinh ở lệch về phía tây, không tiện khống chế miền đông, liền
xây dựng thêm một đô thành ở phía đông, gọi là Lạc Ấp (nay là thành phố
Lạc Dương, tỉnh Hà Nam), điều các "ngoan dân" ở triều Ân tới đó và phái
quân đội đến giám sát. Từ đó về sau, triều Chu có hai đô thành, ở phía tây
là Hạo Kinh, còn gọi là Tông Chu, ở phía đông là Lạc Ấp, còn gọi là Thành
Chu.

Chu Công phò tá Thành Vương trong bảy năm, đã củng cố được nền

thống trị của vương triều Chu. Ông còn định ra một hệ thống điển chương
chế độ cho vương triều. Đến khi Thành vương tròn hai mươi tuổi, ông trao
trả lại chính quyền cho Thành Vương.

Đời Thành Vương và đời con là Khang Vương, khoảng trong năm

mươi năm, là thời kỳ cường thịnh, thống nhất của triều Chu. Lịch sử gọi đó
là "Thành Khang chi trị" (thời thịnh trị Thành Vương và Khang Vương).

QUỐC NHÂN BẠO ĐỘNG

Thời Thành Vương và Khang Vương, tình hình chính trị triều Chu khá

ổn định. Về sau, do quý tộc chủ nô bóc lột nặng nề, không ngừng phát động
chiến tranh, nên tâm lý bất mãn trong dân chúng và nô lệ dần dần tăng lên.
Để trấn áp nhân dân, giai cấp thống trị triều Chu áp dụng những hình phạt
rất tàn khốc. Thời Chu Mục Vương, đã đặt ra ba ngàn điều hình luật, chia
hình phạt thành năm loại, gọi là "ngũ hình", như khắc chữ lên trán, cắt mũi,
chặt chân vv... Nhưng hình phạt dù nghiêm khắc thế nào cũng không ngăn
được sự phản kháng của chúng dân.

Đến đời vị vua thứ mười thời Tây Chu là Chu Lệ Vương, việc bóc lột

nhân dân càng nặng nề. Chu Lệ Vương tin yêu một đại thần là Vinh Di
Công, cho thực hiện chế độ "độc quyền". Tầng lớp quý tộc chiếm cứ hết hồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.