ao, sông suối, không cho dân kiếm nguồn lợi thiên nhiên. Không những
thế, chúng còn thu tài vật, ra sức ngược đãi nhân dân.
Lúc đó, những nông phu sống ngoài đồng ruộng được gọi là "dã
nhân", những bình dân sống ở đô thành, được gọi là "quốc nhân". Quốc
nhân ở Hạo Kinh bất mãn với các biện pháp bạo ngược của Chu Lệ Vương,
đâu đâu cũng nghe thấy lời oán giận.
Đại thần Chiêu Công Hổ nghe thấy những lời bàn luận của quốc nhân
ngày càng nhiều, liền vào cung tâu với Lệ Vương: "Trăm họ không chịu
nổi, nếu Đại Vương không nhanh chóng thay đổi chính sách, thì rối loạn sẽ
khó mà tránh khỏi".
Lệ Vương thản nhiên đáp: "Ngươi chớ vội, ta đã có biện pháp đối
phó".
Thế là Lệ Vương liền ra lệnh cấm chỉ quốc nhân bàn chuyện chính sự.
Rồi tìm từ nước Vệ về một thày bói, chuyên dò xét những người hay phê
phán: "Nếu thấy kẻ nào phỉ báng ta thì ngươi phải tâu lên lập tức".
Để nịnh nọt Lệ Vương, tên thày bói liền phái rất nhiều tay chân đi
khắp kinh thành. Bọn này cậy thế hạch sách mọi người, ai không phục tòng
là bị vu cáo hãm hại. Lệ Vương tin theo tên thầy bói, giết rất nhiều người.
Quốc nhân không dám bình luận công khai nữa. Người đi đường gặp nhau,
chỉ dùng mắt làm hiệu trao đổi rồi đi thẳng.
Lệ Vương nghe lời tâu, thấy những người ta thán ít đi thì rất phấn
khởi. Một lần, Chiêu Công Hổ vào tiếp kiến, Lệ Vương dương dương tự
đắc nói: "Ngươi xem, hiện nay chẳng phải là không còn kẻ nào dám phê
bình triều chính rồi sao?".
Chiêu Công Hổ thở dài nói: "Ôi, làm như thế sao được. Nút chặt
miệng người ta lại không cho nói, còn nguy hiểm hơn là chặn lấp mọi dòng
sông lại, không cho chảy nữa! Trị thủy thì phải khơi thông dòng chảy, cho