LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 1 - Trang 32

nước ra biển, trị nước cũng vậy, phải khêu gợi mọi người nêu ý kiến. Nếu
chặn lấp dòng chảy thì sẽ vỡ đê đập, ngăn chặn ngôn luận thì sẽ sinh đại
loạn".

Lệ Vương bĩu môi không thèm nghe, Chiêu Công Hổ đành phải lui ra

ngoài.

Chính sách bạo ngược của Lệ Vương và Vinh Di Công càng ngày quá

quắt, nên ba năm sau, tức là 841 trước Công nguyên, quốc nhân không nín
nhịn được nữa, liền tổ chức một cuộc bạo động quy mô lớn. Quân khởi
nghĩa bao vây vương cung, tìm giết Lệ Vương.

Được tin, Lệ Vương sợ hãi, liền cùng một số thân tín chạy trốn, vượt

qua Hoàng Hà, đến đất Trệ (nay ở đông bắc huyện Hoắc, tỉnh Sơn Tây) và
ẩn náu ở đó.

Quốc nhân tiến vào vương cung, không tìm thấy Lệ Vương, nhưng

biết tin thái tử Tĩnh trốn vào nhà Chiêu Công Hổ, liền bao vây nhà Chiêu
Công Hổ, đòi giao nộp thái tử. Chiêu Công Hổ phải đem con trai mình,
mạo xưng là thái tử, nộp cho quân khởi nghĩa, mới bảo vệ được thái tử.

Sau khi Lệ Vương bỏ trốn, triều đình không vua, lấy ai giải quyết việc

triều chính? Các đại thần thương nghị, cử ra hội đồng chấp chính quý tộc
gồm Chiêu Công Hổ và Chu Công để tạm thời thay thế chức quyền của
thiên tử. Lịch sử gọi sự kiện đó là "Cộng hòa hành chính". Từ năm đầu
cộng hòa tức là năm 841 trước Công nguyên, lịch sử Trung Quốc mới bắt
đầu được ghi chép chính xác theo năm tháng.

Nền cộng hòa hành chính duy trì được mười bốn năm, thì Chu Lệ

Vương chết ở đất Trệ. Các đại thần lập Thái tử Cơ Tĩnh lên nối ngôi, tức là
Chu Tuyên Vương. Về chính trị, Chu Tuyên Vương tương đối tiến bộ, được
các chư hầu ủng hộ. Nhưng, qua các cuộc bạo động của quốc nhân, nền
thống trị của triều Chu bắt đầu suy yếu, không còn hưng thịnh được nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.