Năm 220 Tào Phi xưng đế, dựng nên triều Ngụy. Đó là Ngụy Văn Đế.
Tào Phi truy xưng cha mình là Tào Tháo làm Ngụy Võ Đế. Vương triều
Đông Hán do Lưu Tú dựng nên, tới lúc đó mới chính thức kết thúc.
LỤC TỐN THIÊU CHÁY TRẠI QUÂN LƯU BỊ
Tin Tào Phi xưng đế truyền tới Thục Hán, kèm theo rất nhiều lời đồn
rằng Hán Hiến Đế đã bị Tào Phi giết chết, Hán Trung vương Lưu Bị tin vào
lời đồn đó, đã cho tổ chức tang lễ Hán Hiến Đế ở Thành Đô. Các đại thần
cho rằng, Hán Hiến Đế đã chết, Tào Phi đã xưng đế thì Lưu Bị là dòng dõi
nhà Hán, rất nên tiếp ngôi hoàng đế. Năm 221, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế ở
Thành Đô, đó là Hán Chiêu Liệt Đế. Vì vùng thống trị là đất Thục (nay là
đại bộ phận Tứ Xuyên, Vân Nam, toàn bộ Quí Châu, một bộ phận của
Thiểm Tây, Cam Túc) nên lịch sử gọi triều đại này là Thục Hán, gọi gọn lại
là Thục.
Lưu Bị rất căm giận và đau lòng trước việc Đông Ngô chiếm mất Kinh
Châu và giết Quan Vũ, nên sau khi lên ngôi, liền coi việc quan trọng trước
hết là tiến đánh Đông Ngô để báo thù trả hận. Đại tướng Triệu Vân can
rằng: "Kẻ cướp ngôi vua là Tào Phi chứ không phải Tôn Quyền. Nếu diệt
được Tào Ngụy thì Đông Ngô tự nhiên phải khuất phục. Không nên bỏ qua
Tào Ngụy mà đánh Đông Ngô".
Các đại thần khác cũng đều khuyên can, nhưng Lưu Bị nhất định
không nghe. Ông ta giao cho Gia Cát Lượng ở lại Thành Đô phò tá thái tử
Lưu Thiền, còn tự mình dẫn quân đi đánh Đông Ngô. Lưu Bị 1 mặt chuẩn
bị xuất quân, 1 mặt gọi Trương Phi đem quân đến Giang Châu (nay là
Trùng Khánh, Tứ Xuyên) hội hợp. Nhưng Lưu Bị chưa kịp xuất quân, thì
bộ tướng của Trương Phi đã làm phản, giết Trương Phi và sang hàng Đông
Ngô. Lưu Bị mất liền 2 viên đại tướng, lực lượng yếu đi nhiều. Nhưng do
tâm lý nôn nóng báo thù, không còn cân nhắc tỉnh táo được nữa. Tin cấp
báo về tới Đông Ngô, Tôn Quyền thấy Lưu Bị ra quân lần này thanh thế
lừng lẫy, có phần lo sợ, liền cử người sang gặp Lưu Bị xin hòa. Nhưng