Câu Tiễn không đồng ý, mang đại quân ra quyết chiến. Quân hai nước
giao chiến một trận lớn ở vùng Thái Hồ, quân Việt quả nhiên đại bại.. Việt
vương Câu Tiễn dẫn 5000 tàn binh bại tướng chạy về đến Cối Kê, bị quân
Ngô vây chặt. Câu Tiễn không tìm ra biện pháp gì, liền nói với Phạm Lãi:
"Ta rất hối hận đã không nghe theo lời ngươi. Bây giờ đến tình cảnh này
phải làm thế nào đây?".
Phạm Lãi nói: "Phải mau cầu hòa thôi"
Câu Tiễn phái Văn Chủng sang trại quân Ngô cầu hòa, Văn Chủng tâu
xin với Phù Sai cho Câu Tiễn đầu hàng. Phù Sai toan đồng ý, nhưng Ngũ
Tử Tư kiên quyết phản đối. Văn Chủng trở về, dò biết Bá Phỉ ở nước Ngô
là kẻ tiểu nhân, ham tài, háo sắc liền ngầm đưa một số mỹ nữ và châu ngọc
sang biếu Bá Phỉ, nhờ hắn nói giúp với Phù Sai. Nghe lời Khuyên của Bá
Phỉ, Ngô vương Phù Sai bác ý kiến phản đối của Ngũ Tử Tư, đồng ý cho
Câu Tiễn đầu hàng nhưng yêu cầu Câu Tiễn phải thân với nước Ngô.
Văn Chủng về tâu lại với Câu Tiễn, Câu Tiễn trao mọi việc trong nước
cho Văn Chủng, rồi cùng vợ và Phạm Lãi sang Ngô. Câu Tiễn đến nước
Ngô, Phù Sai cho vợ chồng Câu Tiễn ở trong một gian đá, cạnh phần mộ
của Hạp Lư, sai Câu Tiễn nuôi ngựa, còn Phạm Lãi làm công việc của nô
lệ. Mỗi lần Phù Sai đi xe, Câu Tiễn phải dắt ngựa hầu, cứ như thế trong 2
năm. Phù Sai cho rằng Câu Tiễn đã thực bụng qui thuận, liền cho Câu Tiễn
về nước.
Về tới nước Việt, Câu Tiễn lập chí báo thù rửa hận. Ông sợ cuộc sống
an nhàn làm tiêu tan mất ý chí, liền treo một cái mật đắng ở nơi ăn cơm.
Trước mỗi bữa ăn, đều nếm một chút mật đắng rồi tự hỏi mình: "Nhà ngươi
có quên mối nhục ở Cối Kê không?". Ông ta còn bỏ chiếu dùng cỏ cây làm
đệm nằm. Việc đó được người đời sau gọi là "nằm gai nếm mật".
Để làm cho nước Việt giàu mạnh, Câu Tiễn tự mình tham gia cày bừa,
bảo vợ tự dệt vải để khuyến khích dân chúng đẩy mạnh sản xuất. Vì nước