LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 2 - Trang 103

TRUYỆN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

5000 NĂM TẬP 2

Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương

www.dtv-ebook.com

Đại Phát Minh Gia Tổ Xung Chi

Sau khi Tống Hiếu Vũ Đế lên ngôi, vương triều Tống nhanh chóng

suy yếu. Chính trong thời kỳ đó lại xuất hiện 1 nhà khoa học kiệt xuất là Tổ
Xung Chi. Ông nội Tổ Xung Chi tên là Tổ Xương, giữ chức quan đứng đầu
ngành xây dựng của triều Tống. Sống trong gia đình như vậy, từ nhỏ Tổ
Xung Chi đã đọc rất nhiều sách. Mọi người đều ca ngợi ông là 1 thanh niên
học rộng. Ông đặc biệt ham thích toán học, cũng thích nghiên cứu thiên
văn, lịch pháp, thường xuyên quan sát sự vận động của mặt trời và các
thiên thể, và ghi chép lại tỉ mỉ. Tống Hiếu Vũ Đế nghe thấy tiếng ông, liền
cử ông đến làm việc ở 1 cơ quan chuyên nghiên cứu khoa học lúc đó, có
tên là "Hoa Lâm Học Tinh". Ông vốn không thích làm quan, nhưng làm
việc ở đó, ông có điều kiện chuyên tâm vào nghiên cứu toán học và thiên
văn.

Các triều đại Trung Quốc đều có đặt chức quan nghiên cứu về thiên

văn và căn cứ vào kết quả quan sát thiên văn mà đặt ra lịch. Đến triều
Tống, lịch pháp đã có tiến bộ lớn, nhưng Tổ Xung Chi phát hiện thấy vẫn
còn đó điểm chưa đủ chính xác. Ông căn cứ vào kết quả nghiên cứu lâu dài
của mình, biên soạn ra 1 lịch mới, gọi là lịch Đại Minh (Đại Minh - niên
hiệu của Tống Hiếu Vũ Đế từ 457 đến 465). Loại lịch này qui định số ngày
của mỗi năm hồi qui (năm hồi qui là thời gian giữa 2 kỳ đông chí) chỉ sai
khác với sự đo đạc của khoa học hiện đại có 50 giây, đo số ngày của 1 chu
kì đi vòng quanh trái đất của mặt trăng chỉ sai với sự đo đạc của khoa học
hiện đại chưa tới 1 giây. Đủ thấy sự tính toán của Tổ Xung Chi lúc đó đã
đạt tới trình độ chính xác khá cao. Năm 462, Tổ Xung Chi xin Tống Hiếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.