Thác Bạt Trừng cãi lại: "Tuy đất nước là của bệ hạ. Nhưng là một đại
thần, thấy rõ việc dùng binh là tai họa, lẽ nào lại không nói?".
Hiếu Văn Đế nghĩ ngợi 1 lát, rồi tuyên bố bãi triều. Về cung, ông cho
gọi riêng Thác Bạt Trừng vào, nói: "Nói thực với khanh, vừa rồi ta làm ra
vẻ nổi giận là để dọa mọi người thôi. Ý định thật của ta là cảm thấy Bình
Thành chỉ là đất dụng võ, không thích hợp với việc cải cách chính trị. Nay
ta muốn thay đổi phong tục thì không thể không dời đô. Lần này, ta nói là
đem quân đánh Nam Tề, sự thực là muốn mượn cớ đó, dẫn bá quan văn võ
dời đô xuống Trung nguyên. Khanh thấy thế nào?".
Thác Bạt Trừng chợt hiểu, lập tức đồng ý với chủ trương của Hiếu Vũ
Đế. Năm 493, Hiếu Vũ Đế thân dẫn 30 vạn quân bộ và quân kỵ từ Bình
Thành tiến xuống Lạc Dương. Vừa lúc đó, mưa thu ròng rã suốt 1 tháng,
đường xa lầy lội, hành quân rất khó khăn. Nhưng Hiếu Văn Đế vẫn mang
khôi giáp, cưỡi ngựa, hạ lệnh tiếp tục tiến quân. Các đại thần vốn không
muốn đem quân đánh Tề, nhận thấy trời mưa đều can ngăn Hiếu Văn Đế.
Hiếu Văn Đế trả lời nghiêm chỉnh: "Chúng ta ra quân lần này, đã huy động
quân và dân phu. Nếu nửa chừng bỏ dở, chẳng phải là trò cười cho đời sau
hay sao? Nếu không đánh Tề thì cũng dời quốc đô xuống gần đó, các khanh
thấy thế nào?".
Các đại thần nhìn ngó lẫn nhau, không nói được gì. Hiếu Văn Đế nói:
"Không nên do dự. Ai đồng ý dời đô thì đứng sang phía tả, ai không đồng ý
thì đứng sang phía hữu".
Một đại thần là quí tộc nói: "Nếu bệ hạ đồng ý đình chỉ nam phạt, thì
chúng thần đồng ý dời đô xuống Lạc Dương". Nhiều quan chức văn võ tuy
không tán thành dời đô, nhưng nghe nói có thể đình chỉ nam phạt, nên cũng
đành tỏ thái độ ủng hộ việc dời đô.
Hiếu Văn Đế sắp xếp xong công việc ở Lạc Dương lại cùng với Nhâm
Thành vương Thác Bạt Trừng trở về Bình Thành, thuyết phục các vương