công quí tộc về cái lợi của việc dời đô và họp riêng với các lão thần, thảo
luận việc dời đô. Không ít quí tộc ở Bình Thành phản đối việc dời đô. Mọi
lý do họ nêu ra đều bị Hiếu Văn Đế phản bác. Cuối cùng, không còn lý lẽ
gì, những người phản đối liền nói: "Dời đô là việc đại sự. Rút cuộc đó là
lành hay dữ, còn cần phải bói toán xem đã".
Hiếu Văn Đế nói: "Bói toán là để giải quyết những việc còn phân vân
chưa quyết định được. Còn việc dời đô thì đã thấy rõ ràng là tốt rồi, cần gì
phải bói nữa. Muốn cai trị thiên hạ, cần coi bốn biển là nhà. Nay đi xuống
nam, ngày mai lên bắc, có lý nào cứ cố định một chỗ. Thêm nữa, tổ tiên
chúng ta cũng đã từng dời đô tới mấy lần. Tại sao chúng ta lại không thể
dời đô?".
Các đại thần quí tộc không còn lý lẽ gì ngăn cản được nữa, đành chấp
hành lệnh dời đô. Sau khi dời đô đến Lạc Dương, Hiếu Vă Đế tiếp tục đẩy
mạnh việc cải cách phong tục. Một lần trong khi bàn việc triều chính cùng
các đại thần, ông hỏi: "Các khanh thấy nên thay đổi phong tục hay cứ giữ
nguyên các phong tục cũ?".
Hàm Dương vương Thác Bạt Hỷ nói: "Đương nhiên là nên thay đổi
phong tục".
Sau đó, Hiếu Văn Đế ban bố mấy điều qui định: Từ nay trong toàn
quốc đổi dùng tiếng Hán. Những người từ 30 tuổi trở lên có khó khăn, cho
tạm hoãn; người dưới 30 tuổi làm quan trong triều, nhất loạt phải nói tiếng
Hán; ai vi phạm sẽ giáng chức hoặc triệt chức. Qui định từ quan đến dân
đều thay đổi y phục theo lối Hán. Khuyến khích người Tiên Ty thông hôn
với giới sĩ tộc Hán. Đổi họ của người Tiên Ty sang họ Hán. Hoàng thất Bắc
Ngụy vốn mang họ Thác Bạt, nay đổi sang họ Nguyên. Ngụy Hiếu Văn Đế
vốn tên là Thác Bạt Hoằng, nay đổi sang gọi là Nguyên Hoằng.
Nhờ sự cải cách mạnh dạn của Ngụy Hiếu Văn Đế, Bắc Ngụy đã có sự
phát triển lớn về chính trị và kinh tế, xúc tiến sự hợp dung giữa tộc Tiên Ty