LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 2 - Trang 109

TRUYỆN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

5000 NĂM TẬP 2

Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương

www.dtv-ebook.com

Ngụy Hiếu Văn Đế Cải Cách Phong Tục

Triều Bắc Ngụy từ sau khi Thái Vũ Đế chết đi, nền chính trị trở nên hủ

bại. Quí tộc Tiên Ty và các đại thương nhân áp bức, bóc lột nhân dân, làm
nổ ra liên tục các cuộc phản kháng của các dân tộc ở miền bắc Trung Quốc.
Năm 471, Ngụy Hiếu Văn Đế lên ngôi, quyết tâm tiến hành những biện
pháp cải cách. Ngụy Hiếu Văn Đế qui định rõ bổng lộc của quan chức các
cấp, trừng trị nghiêm khắc tham quan ô lại, thực hiện chế độ quân điền
(chia đều ruộng đất cho nông dân), cấp đất hoang nông dân. Mỗi đàn ông
thanh niên được cấp 40 mẫu, phụ nữ mỗi người được 20 mẫu để trồng
lương thực. Ngoài ra còn chia đất trồng dâu. Nông dân có nghĩa vụ nộp tô
và lao dịch cho nhà nước. Khi người nông dân chết, trừ ruộng dâu, phải trả
ruộng cho nhà nước. Nhờ vậy, ruộng đất được khai khẩn ngày một nhiều,
sản xuất ngày càng phát triển, đời sống nông dân tương đối ổn định, no đủ,
thu nhập của triều đình cũng tăng lên.

Ngụy Hiếu Văn Đế là người có tài chính trị. Ông cho rằng muốn củng

cố nền thống trị thì nhất định phải tiếp thu văn hóa Hán, cải cách những
phong tục lạc hậu. Để thực hiện điều đó, ông quyết tâm dời đô từ Bình
Thành (nay ở đông bắc Đại Đồng, Sơn Tây) đến Lạc Dương. Sợ các đại
thần phản đối chủ trương dời đô, trước hết ông đề ra mục tiêu là tiến công
đại qui mô vào Nam Tề. Trong một buổi thiết triều, ông nêu ra ý định đó.
Các đại thần đua nhau phản đối, người phản đối mạnh mẽ nhất là Nhâm
Thành vương Thác Bạt Trừng. Hiếu Văn Đế nổi giận nói: "Đất nước là đất
nước của trẫm. Ngươi dám cản trở trẫm dùng binh hay sao?".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.