địa phương ở Giang Nam. Trăm họ nước Trần vốn đã căm giận Trần Hậu
Chủ, nay nhận được chiếu thư của Tùy Văn Đế, đều rục rịch xôn xao cả
lên. Thủy quân Tùy do Dương Tố chỉ huy xuất phát từ Vĩnh An. Mấy ngàn
chiến thuyền lớn mang hiệu Hoàng Long (rồng vàng) theo dòng Trường
Giang tiến xuống. Cờ xí rợp sông, khôi giáp và vũ khí sáng lóa dưới ánh
mặt trời. Quân phòng thủ của Trần nhìn thấy cảnh đó, đều sợ hãi ngây
người, làm gì còn tinh thần chiến đấu nữa. Mấy cánh quân khác của Tùy
đều tiến quân thuận lợi tới sát bờ sông. Cánh bắc do Hạ Nhược Bật chỉ huy
tiến tới Kinh Khẩu, cánh quân của Hàn Cầm Hổ tiến đến Cô Thục. Quân
phòng thủ của Trần gửi thư cáo cấp về Kiến Khang tới tấp như bươm
bướm.
Trần Hậu Chủ cùng các sủng phi và văn nhân đang say nghiêng ngả.
Nhận được thư cáo cấp, ông ta chẳng thèm bóc xem, ném hàng đống trên
giường, chẳng đoái hoài gì. Về sau, thư cáo cấp càng lúc càng gấp. Có đại
thần nhiều lần xin họp để bàn việc chống quân Tùy, Trần Hậu Chủ mới cho
họp đại thần lại bàn bạc. Trần Hậu Chủ nói: "Đông nam là vùng phúc địa,
trước kia Bắc Tề đã tiên công 3 lần, Bắc Chu cũng tiến công hai lần, nhưng
đều thất bại. Lần này quân Tùy đến, cũng chỉ là đến nộp mạng mà thôi.
Không có gì đáng sợ cả!".
Sủng thần Khổng, Phạm phụ họa theo nói: "Bệ hạ nói rất đúng. Chúng
ta có Trường Giang là thiên hiểm (chướng ngại thiên nhiên). Quân Tùy
không có cánh làm sao bay qua được! Đây là do các tướng giữ biên thùy
muốn kể công nên dựng chuyện ra thôi".
Các đại thần đua nhau dựa ý nhà vua, không coi quân Tùy ra gì. Bàn
quấy một hồi, rồi vua tôi lại cho ca nữa tấu nhạc, tiếp tục yến ẩm. Năm 589,
tháng giêng, quân mã của Hà Nhược Bật vượt sông ở Quảng Lăng, đánh
chiếm Kinh Khẩu. Cánh quân của Hàn Cầm Hổ vượt sông ở Hoàng Giang,
tiến xuống Thái Thạch. Hai cánh quân Tùy áp sát Kiến Khang. Lửa đã cháy
tới lông mi, Trần Hậu Chủ bắt đầu hoảng sợ. Trong thành Kiến Khang có