LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 2 - Trang 16

Tư Mã Ý nghe được câu vè, cũng không tỏ ý bực, chỉ nói: "Ta chỉ dự

đoán được mưu mẹo của Gia Cát Lượng lúc sống, chứ sao có thể biết được
sự bố trí của ông ta sau khi chết". Sau đó, Tư Mã Ý tự đến nơi bố trí doanh
trại của quân Thục, xem xét kĩ rồi than: "Gia Cát Khổng Minh thực là bậc
kì tài trong thiên hạ".

Hoài bão thống nhất Trung Nguyên của Gia Cát Lượng không thực

hiện được, nhưng trí tuệ và phẩm cách của ông được người đời sau mãi mãi
truyền tụng. Trong truyền thuyết dân gian, hình tượng Gia Cát Lượng trở
thành hóa thân của trí tuệ. Trong bài "Hậu xuất sư biểu" của ông có câu:
"Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ" (hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi) được
người đời cho rằng đó là sự đánh giá xác đáng nhất đối với toàn bộ cuộc
đời ông.

TƯ MÃ Ý GIẢ ỐM

Mấy năm sau khi Gia Cát Lượng mất, Thục Hán chỉ giữ thế thủ với

Ngụy. Nước Ngụy ngày càng lớn mạnh, nhưng nội bộ lại xảy ra động loạn.
Đại tướng Tư Mã Ý của Ngụy vốn là dòng dõi đại sĩ tộc địa chủ. Khi Tào
Tháo mới lên cầm quyền có mời Tư Mã Ý ra làm quan. Lúc đó, Tư Mã Ý
thấy Tào Tháo xuất thân từ tầng lớp thấp kém hơn mình, nên không nhận ra
làm quan dưới quyền Tào Tháo. Nhưng vì không dám để mất lòng Tào
Tháo, Tư Mã Ý phải lấy cớ có bệnh phong thấp, Tào Tháo ngờ là Tư Mã Ý
cố tình thoái thác, liền cho tay sai giỏi võ nghệ ban đêm lẻn vào nhà Tư Mã
Ý quan sát, quả nhiên thấy Tư Mã Ý nằm trên giường, có người hầu hạ
xung quanh.

Thích khách vẫn chưa tin Tư Mã Ý có bệnh, liền xông vào rút kiếm

chĩa vào cổ Tư Mã Ý. Anh ta cho rằng nếu Tư Mã Ý không mắc bệnh thì
nhất định sẽ vùng lên. Nhưng Tư Mã Ý vốn nhiều mưu trí, đoán ngay ra
phép thử của Tào Tháo, vẫn nằm im như không cất nhắc được chân tay, chỉ
mở mắt ra lờ đờ hỏi: "Nhà ngươi có thù gì với ta?".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.