manh, chuyên làm việc tố giác. Nếu chúng ngờ ai mưu phản, là đồng thời
tố giác từ mấy địa phương khác nhau và bịa ra đủ loại chứng cớ. Điều kì dị
là Lại Tuấn Thần còn soạn ra 1 bản "Cáo mật la chức la kinh" (sách dạy
cách thêu dệt để tố giác) để truyền thụ các thủ đoạn thêu dệt tội trạng cho
tay chân thực hiện. Chu Hưng và Lại Tuấn Thần xét xử còn tàn bạo hơn
Sách Nguyên Lễ nhiều, chúng nghĩ ra đủ mọi loại tra tấn cực kì thảm khốc
vô nhân đạo để áp dụng đối với đối tượng tra xét. Khi bắt ai, trước hết
chúng bày ra trước mặt người đó đủ loại hình cụ. "Phạm nhân" chỉ cần nhìn
qua là đã khiếp sợ, khai hết mọi điều theo ý chúng. Chu Hưng và Sách
Nguyên Lễ trước sau đã giết chết mấy ngàn người, Lại Tuấn Thần thì làm
tan nát hơn 1000 gia đình. Cả 3 đều nổi danh về sự tàn bạo.
Có 1 đại thần chính trực tâu với thái hậu: "Hiện nay trong các các vụ
án mưu phản, đa số là án oan, án giả, có thể là có kẻ muốn ly gián bệ hạ với
các đại thần; bệ hạ không thể không thận trọng".
Nhưng Võ Tắc Thiên không muốn nghe theo lời khuyên đó. Phong
trào tố giác càng ngày càng lên cao. Ngay cả người thân tín của Võ Tắc
Thiên là đại tướng Khưu Thần Tích, chỉ huy quân cấm vệ, cũng bị tố giác
là mưu phản, bị Võ Tắc Thiên hạ lệnh giết. Một hôm, thái hậu nhận được
phong thư tố giác, nói Chu Hưng là kẻ đồng mưu với Khưu Thần Tích.
Thái hậu giật mình, lập tức hạ chỉ sai Lại Tuấn Thần điều tra, xét xử việc
này. Vừa khéo, khi thái giám mang chỉ dụ của thái hậu đến nhà Lại Tuấn
Thần, thì Chu Hưng đang ở đó. Hai người vừa uống rượu, vừa nói chuyện
về các vụ án. Lại Tuấn Thần xem xong mật chỉ của thái hậu, không tỏ thái
độ gì, đút mật chỉ vào ống tay áo rồi tiếp tục nói chuyện với Chu Hưng. Lại
Tuấn Thần nói: "Gần đây, tôi bắt được một số phạm nhân, nhiều đứa không
chịu thực thà cung khai. Ngài xem nên làm thế nào?".
Chu Hưng vuốt râu, cười khà khà nói: "Điều đó quá dễ! Gần đây tôi
nghĩ ra một biện pháp mới, là đặt một cái chum lớn trên lò than. Kẻ nào