Đường Huyền Tông gắng gượng nuốt mấy miếng bánh, nghẹn ngào
rơi nước mắt. có 1 cụ già chen tới trước xa giá, nói với Đường Huyền
Tông: "An Lộc Sơn muốn làm phản, không phải là chuyện ngày một ngày
hai. Trong bao nhiêu năm đó, nhiều người đã cáo giác với triều đình, nhưng
lại bị bắt giam và giết hại. Tình hình ở bên ngoài, bệ hạ không hề hay biết.
Những người dân thường chúng tôi sớm biết sẽ có ngày như hôm nay,
nhưng cửa vào triều quá thâm nghiêm, bệ hạ không thể nghe thấy ý kiến
của dân. Nếu không có cảnh như ngày nay, thì lão tiện dân này sao có thể
đứng trước xe mà thưa chuyện cùng bệ hạ".
Đường Huyền Tông ủ rũ nói: "Tất cả đều do trẫm quá hồ đồ. Bây giờ
hối lại thì không kịp nữa".
Đoàn chạy loạn lúc đi lúc nghĩ, tới ngày thứ 3, đến trạm Mã Ngôi (ở
phía tây huyện Hưng Bình, Thiểm Tây ngày nay. Thời Đường đây là nơi
đặt trạm giao thông giữa kinh thành với đất Thục). Các tướng sĩ tùy tòng
vừa đói vừa mệt. Họ càng nghĩ càng tức tối, oán trách những kẻ đã gây nên
tình trạng khiến họ phải bỏ gia đình vợ con ở Trường An nay mai sẽ rơi vào
tay giặc, và bản thân họ phải vất vả đói khát như hiện nay. Họ thấy tất cả là
do gian tướng Dương Quốc Trung gây nên. Món nợ này, Dương Quốc
Trung phải trả! Vừa lúc đó, có mấy chục sứ giả Thổ Phồn chặn ngựa của
Dương Quốc Trung lại, yêu cầu hắn phải cấp lương thực cho họ. Dương
Quốc Trung chưa biết đáp thế nào, thì binh sĩ đã ùa tới vừa hô: "Dương
Quốc Trung làm phản!", vừa bắn tên tới tấp vào hắn.
Dương Quốc Trung hoảng sợ, nhảy xuống ngựa chạy vào trạm, liền bị
mấy binh sĩ đuổi theo, lôi ra ngoài chém đầu, bêu trên ngọn giáo cắm trước
dịch trạm. Giết xong Dương Quốc Trung, binh sĩ vẫn bừng bừng phẫn nộ,
bao vây chặt dịch trạm có Đường Huyền Tông và toàn thể đoàn tùy tòng
trong đó. Đường Huyền Tông thấy bên ngoài có tiếng ồn ào, liền hỏi có
chuyện gì. Các thái giám nói cho ông ta biết các binh sĩ đã giết Dương
Quốc Trung. Huyền Tông giật nảy mình, vội lật đật chống gậy đi dép cỏ ra