Châu là Bạch Hiếu Đức, cùng nhau phòng thủ. Quách Hy dựa vào thế lực
của cha nên có thái độ kiêu ngạo, phóng túng. Binh sĩ dưới quyền Hy
không có kỷ luật, thường hà hiếp dân thường ngoài phố, thường làm nhiều
việc xấu xa, nhưng Quách Hy vẫn lờ đi, coi như không biết. Tại Bân Châu
có 1 số thổ phỉ, lưu manh, thấy vào làm lính của Quách Hy không bị gò bó
gì, lại có chỗ dựa, liền rủ nhau tìm người quen biết, ghi tên làm lính của
Quách Hy, mặc quân phục để dễ bề làm bậy. Bọn lưu manh này và 1 số
binh lính vô kỷ luật đi từng đàn từng lũ, hoành hành trên đường phố, thấy
ai không thuận mắt là gây sự ẩu đả, có trường hợp đánh người bị tàn phế.
Các cửa hiệu ngoài phố thường bị chúng xông vào cướp bóc. Tiết độ sứ
Bạch Hiếu Đức rất khó xử trước chuyện này, bản thân ông ta là 1 tướng
dưới quyền Quách Tử Nghi trước kia nên không dám can thiệp vào sự việc
có liên quan đến quân lính của Quách Hy. Ở sát cạnh Bân Châu là Kinh
Châu (nay ở phía bắc Kinh Châu, Cam Túc), thứ sử Kinh Châu là Đoàn Tú
Thực nghe thấy tình hình đó, liền viết thư cho Bạch Hiếu Đức, xin được
tiếp kiến.
Bạch Hiếu Đức vội mời Đoàn Tú Thực tới. Đoàn Tú Thực nói: "Bạch
Công chịu sự ủy thác của triều đình, cai trị địa phương này. Nay trong địa
phương nảy sinh tình trạng hỗn loạn mà ngài vẫn coi như không có chuyện
gì. Nếu cứ tiếp tục thế này, thì thiên hạ sẽ loạn to mất!".
Bạch Hiếu Đức biết Đoàn Tú Thực là người có kiến thức, liền xin ông
chỉ giáo. Đoàn Tú Thực nói: "Tôi thấy địa phương của ngài quá hỗn loạn,
trong lòng rất không yên, nên mới tìm tới đây, xin làm chức Đô Ngu Hầu
(chức quan phụ trách duy trì pháp luật) dưới quyền ngài để lo việc trị an
của địa phương. Không biết ý kiến của ngài thế nào?".
Bạch Hiếu Đức vỗ tay nói: "Thế thì tốt quá!. Ngài chịu đến đây, thì tôi
không mong gì hơn nữa!".
Đoàn Tú Thực làm Đô ngu hầu ở Bân Châu, việc đó không làm cho
binh lính của Quách Hy chú ý. Chúng vẫn hoành hành bậy bạ như trước.