Hậu chủ là kẻ nhát gan, lại không bao giờ ý có kiến độc lập, không
dám nghĩ tới việc chống lại. Mặt khác, vì toàn bộ quân chủ lực đều tập
trung ở Kiếm Các, kinh thành hầu như trống rỗng. Cuối cùng, Hậu chủ chỉ
còn cách tự trói mình, dẫn bá quan văn võ mở cửa thành đầu hàng Đặng
Ngải. Đặng Ngải vào được Thành Đô, thấy mình lập được công to nhất, lên
mặt coi thường Chung Hội là kẻ mang số quân đông hơn nhưng vẫn bị chặn
lại trước Kiếm Các. Ngải sai người dâng thư lên Tư Mã Chiêu, xin nhân đà
thắng lợi, kéo quân sang diệt luôn Đông Ngô. Không ngờ Tư Mã Chiêu lập
tức trả lời: "Không cho phép tự tiện hành động".
Tướng Thục Khương Duy đang cầm cự với Chung Hội ở Kiếm Các,
được tin Đặng Ngải tập kích Thành Đô, vừa định mang quân về cứu thì
nhận được lệnh của Hậu chủ, yêu cầu phải đầu hàng ngay quân Ngụy. Nhận
được lệnh, tướng sĩ Thục vẫn phẫn uất, đau đớn, nhiều người tức giận rút
đao kiếm chém bừa vào đá núi. Trước tình hình đó, Khương Duy trầm tĩnh
tính toán. Ông bàn mật kế với các tướng thân cận, rồi quyết định đầu hàng
Chung Hội. Chung Hội xưa nay vẫn kính trọng tài năng và phẩm cách của
Khương Duy nên không coi Khương Duy như 1 hàng tướng bình thường,
mà đối đãi trân trọng. Chung Hội cùng Khương Duy khi ra vào đều ngồi
chung xe, mời Khương Duy tham gia bàn bạc mọi việc, coi như bạn bè thân
thiết. Biết giữa Chung Hội và Đặng Ngải có mối bất hòa, Khương Duy
khuyên Chung Hội bí mật viết thư cáo giác với Tư Mã Chiêu là Đặng Ngải
mưu phản. Tư Mã Chiêu xưa nay vốn có tính đa nghi, nhận được báo cáo
của Chung Hội, liền dùng danh nghĩa của Ngụy Nguyên đế Tào Hoán, cử
người tới Thành Đô bắt Đặng Ngải, nhốt vào xe tù chở về Lạc Dương. Sợ
Đặng Ngải chống lại, Tư Mã Chiêu lại hạ lệnh cho Chung Hội mang đại
quân tới gấp Thành Đô.
Chung Hội tới Thành Đô, đọc chiếu lệnh bắt Đặng Ngải nhốt vào xe tù
giải đi rồi sai người giết chết giữa đường. Trừ được Đặng Ngải, toàn bộ
binh quyền Ngụy ở Thục đều rơi vào tay Chung Hội. Thấy đất Thục rộng
rãi, hiểm yếu, Chung Hội liền nảy ra ý mưu phản, muốn lập một giang sơn