huy cánh quân phía đông, tiến xuống Hoàng Giang (nay thuộc tỉnh An
Huy); ngoài ra còn có 1 cánh thủy quân do thứ sử Ích Châu là Vương Tuấn,
theo Trường Giang từ phía tây tiến xuống.
Vương Tuấn là 1 viên tướng có tài, ông đã sớm chuẩn bị việc đánh
Ngô, cho chế tạo nhiều chiến thuyền ở Ích Châu. Loại chiến thuyền này rất
lớn, có thể chở được 2000 người, trên có lầu cao, từ đó có thể quan sát
được khá xa. Vì vậy ông gọi đó là lâu thuyền. Việc chế tạo lâu thuyền được
tiến hành bí mật. Nhưng trong khi đóng thuyền, có 1 số mảnh gỗ vương vãi
rơi xuống nước, thuận dòng trôi nổi tới tận Đông Ngô. Ngô Ngạn là 1 thái
thú của Đông Ngô phát hiện thấy hiện tượng đó liền tâu lên hoàng đế Tôn
Hạo: "Thần thấy những mảnh gỗ đó nhất định là do quân Tấn đang đóng
thuyền để vương vãi xuống. Quân Tấn đóng thuyền, rõ ràng là nhằm tiến
công Đông Ngô ta. Hạ thần khẩn thiết xin bệ hạ sớm cho phòng bị".
Nhưng Tôn Hạo thản nhiên trả lời: "Sợ cái gì! Ta không đánh chúng
thì thôi, chúng làm sao dám xâm phạm đến ta".
Ngô Ngạn vẫn không yên tâm, liền cho đóng nhiều cọc gỗ xuống lòng
sông ở những nơi hiểm yếu, dùng xích sắt chằng ngang sông; lại cho đóng
những cọc sắt dài hơn 1 trượng chìm dưới mặt nước như đá ngầm để cản
thủy quân Tấn. Qua 1 năm, cánh trung quân của Đỗ Dự và cánh phía đông
của Vương Hồn liên tiếp thắng trận, chỉ có thủy quân của Vương Tuấn bị
xích sắt và cọc sắt ngăn lại ở Ti Qui, không tiến lên được. Vương Tuấn liền
nghĩ ra biện pháp đối phó: ông cho quân Tấn đóng nhiều bè gỗ lớn, trên có
dựng bù nhìn rơm mặc áo giáp, đội mũ, mang binh khí; cho 1 số thủy binh
linh lợi điều khiển bè xuôi dòng. Những cọc sắt chôn ngầm bị vướng vào
đáy bè gỗ, đều bị cuốn đổ. Để đối phó với xích sắt, Vương Tuấn cho đặt
nhiều bể lò rèn lớn trên bè, nung đỏ và chặt đứt hết xích ngang sông. Sau
khi khắc phục được hết cọc sắt và xích sắt, thủy quân của Vương Tuấn xuôi
dòng thuận lợi và nhanh chóng hội họp được với cánh trung quân của Đỗ
Dự.