TÁM VƯƠNG HỖN CHIẾN
Tấn Vũ Đế cho rằng triều Ngụy diệt vong là vì đã không chia quyền
lực cho các anh em trong hoàng tộc, khiến hoàng thất bị cô lập. Vì vậy, khi
lên ngôi, ông ta đã phong vương cho 27 người, mỗi vương quốc đều có
quân đội riêng; các quan văn võ trong vương quốc đều do vương chư hầu
tự tuyển chọn. Tấn Vũ Đế tưởng rằng làm như vậy thì triều đình sẽ được
nhiều anh em trong hoàng tộc giúp đỡ và nền thống trị của họ Tư Mã sẽ
vững vàng. Nào ngờ, cách làm đó lại gieo sẵn mầm loạn. Năm 290, Tấn
Huệ Đế lên ngôi, ngoại thích Dương Tuấn dùng âm mưu đoạt quyền, gạt
Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng khỏi cương vị phụ chính, giành riêng cho
mình. Một số vương chư hầu đương nhiên không cam chịu tình hình đó,
nhưng nhất thời chưa có cơ hội ra tay chống lại.
Tấn Huệ Đế ngây ngô, nhưng hoàng hậu Giả Nam Phong (là con gái
của Giả Sung, 1 người từ lâu đã là thân tín của Tấn Vũ Đế và trước đó đã
thực hiện lệnh giết Tào Mao do Tư Mã Chiêu giao cho-xem chương 105)
lại là người đàn bà gian xảo, quỉ quyệt. Bà không chịu để 2 cha con Dương
thái hậu thao túng triều chính, liền bí mật sai người liên lạc với Nhữ Nam
vương Tư Mã Lượng và Sở vương Tư Mã Vĩ, yêu cầu họ đem quân về Lạc
Dương thảo phạt Dương Tuấn. Năm 291, Sở vương Tư Mã Vĩ từ Kinh
Châu đem quân về Lạc Dương. Dựa vào sự ủng hộ của Tư Mã Vĩ, Giả
hoàng hậu lấy danh nghĩa Tấn Huệ Đế, hạ chiếu ghép Dương Tuấn vào tội
mưu phản, sai Tư Mã Vĩ đem quân tới vây tư dinh của Dương Tuấn và giết
chết cả 3 họ. Số người có liên quan bị giết có tới mấy ngàn.
Sau khi Dương Tuấn bị giết, Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng về Lạc
Dương làm đại thần phụ chính. Nhưng binh quyền lúc đó đã nằm trong tay
Tư Mã Vĩ (Vĩ là con thứ 5 của Tư Mã Viêm, tức là em Huệ Đế và là cháu
gọi Tư Mã Lượng là ông ngành thứ). Giữa 2 vương ông cháu nảy sinh mâu
thuẫn về quyền lực. Hoàng hậu Giả Nam Phong thấy đây là cơ hội tốt để
trừ luôn cả 2 vương lúc này đã trở thành vật cản đối với tham vọng lũng