thái tử là Giả Phi, vốn là 1 người đàn bà lanh lợi, thấy đề tập đó, hiểu ngay
rằng đây là 1 việc có tầm quan trọng ảnh hưởng tới ngôi hoàng đế của
chồng và ngôi hoàng hậu của mình trong tương lai. Bà ta lại càng biết rằng
chồng mình không thể làm được, liền mời thầy dạy thái tử tới, yêu cầu ông
viết cho 1 đáp án. Thầy dạy thái tử là 1 người có học vấn cao, lập tức vung
bút viết 1 bài văn, vận dụng mọi kinh điển nho gia và sử sách cổ kim, lập
luận đanh thép, lời văn bay bướm, giải quyết xác đáng những vấn đề mà
Tấn Vũ Đế đưa ra, nộp cho thái tử. Giả Phi xem thấy, rất vui mừng, nhưng
1 nội thị trong phủ biết chút chữ nghĩa, thường hầu hạ Giả Phi, vội nhắc
nhở: "Kính thưa nương nương, quyển văn này hay thì hay thật, nhưng
hoàng thượng rất sáng suốt, Người thừa biết rằng thái tử vốn không giỏi
lắm, bây giờ lại viết được thế này thì Người nghi ngờ. Lỡ hoàng thượng sai
truy cứu biết rõ sự việc, thì ta tránh sao khỏi tội khi quân. Xin nương nương
cẩn trọng, minh xét".
Giả Phi cũng giật mình nói: "Đúng, may mà có ngươi nhắc ta. Quyển
văn này hãy tạm cất đi, để thái tử dùng về sau. Bây giờ, thôi thì ngươi cũng
là người biết chút chữ nghĩa, ngươi hãy viết cho thái tử một quyển văn
khác, cố viết cho khá một chút. Sau này, ngươi sẽ cùng được chung hưởng
phú quí".
Viên nội thị liền viết 1 quyển văn khác, tất nhiên là vụng về và thô
thiển, rồi đưa cho thái tử chép lại đúng từng chữ, sau đó nộp lên Tấn Vũ
Đế. Tấn Vũ Đế xem, thấy bài làm tuy chẳng lấy gì làm hay ho, nhưng cũng
trả lời đúng vào được những câu hỏi nêu ra, chứng tỏ đầu óc thái tử không
đến nỗi đần độn lắm. Thói đời ai chẳng xót xa, nương nhẹ với con mình,
huống gì đây lại là con kế vị của hoàng đế. Vì vậy, Tấn Vũ Đế yên lòng cho
qua. Năm 290, Tấn Vũ Đế bị bệnh nặng. Thái tử Tư Mã Trung đã ngoài 30
tuổi. Thông thường, đã 30 tuổi thì hoàn toàn có thể giải quyết được chính
sự. Nhưng Tấn Vũ Đế vẫn không yên tâm, liền lập di chiếu, yêu cầu quốc
trượng (cha của hoàng hậu) Dương Tuấn và chú mình là Nhữ Nam vương