Quang đời Tây Hán, phế bỏ đương kim hoàng đế đi, lập một hoàng đế
khác".
Lúc đó, Tấn Mục Đế đã chết, hoàng đế tại vị là Tư Mã Dịch, sau gọi là
Tấn Phế Đế. Hoàn Ôn đem quân vào Kiến Khang, tuyên bố phế bỏ Tư Mã
Dịch và lập Tư Mã Dục lên làm hoàng đế. Đó là Tấn Giản Văn Đế. Hoàn
Ôn làm tể tướng, dẫn quân đóng tại Cô Thục (nay là Đương Đồ, An Huy).
Hai năm sau, Tấn Giản Văn Đế lâm bệnh nặng, để lại di chiếu cho thái tử
Tư Mã Diệu kế vị. Đó là Tấn Hiếu Vũ Đế. Hoàn Ôn vốn tưởng rằng Giản
Văn Đế sẽ nhường ngôi lại cho mình, nay nghe thấy tin đó thì thất vọng,
bực bội, liền kéo quân về Kiến Khang. Quân Hoàn Ôn đem về Kiến Khang
đều mang khôi giáp, vũ khí như ra trận. Các quan trong triều ra chào đón ở
2 bên đường thấy tình hình đó thì đều sợ hãi biến sắc.
Hoàn Ôn mời 2 đại thần thuộc dòng dõi đại sĩ tộc có uy tín nhất là
Vương Đản Chi và Tạ An đến phủ đệ của mình để bàn luận. Hai người
được tin là Hoàn Ôn đã bố trí võ sĩ mai phục sau phòng khách để giết họ.
Vì vậy, khi đến phủ tể tướng, Vương Đản Chi sợ hãi, khắp người toát mồ
hôi, ướt đẫm cả lễ phục. Tạ An thì vẫn trấn tĩnh. Sau khi đã an tọa trong
phòng khách, ông liền nói với Hoàn Ôn: "Tôi từng nghe từ xưa tới nay,
phàm những đại tướng nhân nghĩa, bao giờ cũng bố trí binh mã ở biên cảnh
để phòng bị ngoại binh xâm lấn. Nay tại sao Hoàn Công lại giấu binh mã ở
sau tường".
Nghe những lời lẽ đường hoàng đó, Hoàn Ôn có vẻ ngượng nói:
"Chẳng qua là tôi cũng đề phòng trường hợp bất trắc thôi". Sau đó liền ra
lệnh cho rút hết quân mai phục.
Thấy thế lực chống đối mình trong giới sĩ tộc ở Kiến Khang không
phải là nhỏ, Hoàn Ôn không dám tự tiện hành động. Không lâu sau, ông ta
ốm chết. Sau khi Hoàn Ôn chết, Tạ An đảm nhận chức tể tướng; em trai
Hoàn Ôn là Hoàn Xung làm thứ sử Kinh Châu. Hai người đồng tâm hiệp