Vương Mãnh không chịu kém, trả miếng lại: "Các ông không chỉ cuốc
đất cấy trồng, mà còn phải nấu cơm cho ta ăn nữa kia!".
Phàn Thế nổi giận nói: "Ta không cắt được đầu ngươi treo trên thành
Trường An thì ta không sống làm gì nữa".
Mấy hôm sau, Phàn Thế và Vương Mãnh tranh cãi kịch liệt trước mặt
Phù Kiên. Phàn Thế muốn xông tới đánh Vương Mãnh. Phù Kiên thấy
Phàn Thế hành động không theo thể thống, liền ghép ông ta vào tội chết.
Từ đó các quan chức người tộc Để không còn ai dám nói xấu Vương Mãnh
với Phù Kiên nữa. Vương Mãnh được Phù Kiên tín nhiệm, ra sức giúp Phù
Kiên trấn áp bọn cường hào, chỉnh đốn nội chính. Khi Vương Mãnh kiêm
nhiệm chức Kinh Triệu doãn (chức quan trấn thủ kinh thành), em trai của
thái hậu là Quang Lộc đại phu Cường Đức say rượu gây rối, cưỡng đoạt tài
sản và phụ nữ. Vương Mãnh cho bắt Cường Đức rồi tâu lên Phù Kiên. Khi
Phù Kiên sai người mang lệnh miễn tội cho Cường Đức tới, thì Vương
Mãnh đã xử quyết Cường Đức rồi. Chỉ trong mấy chục ngày, bọn cường
hào cậy quyền thế, hoàng thân quốc thích ở Trường An làm bậy bị xử tử,
chịu hình phạt và miễn chức có tới hơn 20 người. Các quan chức trong triều
đều cảm thấy run sợ, bọn người xấu không dám làm bậy nữa. Phù Kiên
cảm thán nói: "Đến bây giờ, ta mới hiểu được rằng đất nước cần phải có
pháp luật".
Trong hơn 10 năm, nước Tiền Tần dưới sự cai trị của Phù Kiên và
Vương Mãnh, càng ngày càng lớn mạnh, lần lượt diệt 3 nước nhỏ là Tiền
Yên, Đại và Tiền Lương, thống nhất cả vùng thuộc lưu vực Hoàng Hà.
Năm 375, Vương Mãnh mắc bệnh nặng. Phù Kiên đến thăm ông. Ông khẩn
thiết nói với Phù Kiên: "Đông Tấn tuy xa cách tận Giang Nam, nhưng lại là
triều đại kế thừa chính thống của triều Tấn, hiện nay nội bộ họ lại yên ổn
vô sự. Sau khi thần mất đi, xin bệ hạ muôn ngàn lần không nên tiến công
nước Tấn. Địch thủ của chúng ta là người Tiên Ty và người Khương, còn