Được Mộ Dung Thùy tâng bốc, xúi giục, Phù Kiên hưng phấn tới suốt
mấy ngày đêm không ngủ được. Hoàng phi là Vương phu nhân nghe nói
trong triều có rất nhiều đại thần không tán thành xuất binh, liền dùng lời lẽ
khéo léo khuyên can Phù Kiên. Phù Kiên nói: "Việc chiến trận, không phải
là chuyện để đàn bà quan tâm".
Con trai út rất được yêu chiều của Phù Kiên là hoàng tử Phù Tiên cũng
khuyên cha: "Hoàng thúc (chỉ Phù Dung) là người rất trung thành với phụ
hoàng, sao phụ hoàng không nghe lời khuyên của hoàng thúc?".
Phù Kiên trả lời lãnh đạm: "Việc lớn quốc gia, trẻ con biết gì mà ăn
nói lung tung".
Phù Kiên cự tuyệt mọi lời khuyên của đại thần và người thân, quyết
tâm dốc hết vốn liếng, đánh 1 nước bạc liều, đem toàn bộ lực lượng tiến
công Đông Tấn. Ông ta phái Phù Dung và Mộ Dung Thùy làm tiên phong.
Lại phong Diêu Trường làm Long Nhương tướng quân, chỉ huy quân mã
Ích Châu và Lương Châu, chuẩn bị đưa quân đánh Tấn. Hai cháu của Mộ
Dung Thùy nói riêng với Mộ Dung Thùy: "Hoàng thượng quá kiêu ngạo.
Xem ra lần chiến tranh này là cơ hội tốt để chúng ta khôi phục lại nước Yên
đây!".
TẠ AN LẠI RA LÀM QUAN
Tháng 8 năm 383, Phù Kiên thân dẫn 87 vạn đại quân xuất phát từ
Trường An. Trên đường đi xuống phía nam, bụi cuốn mù mịt, bộ binh, kỵ
binh cộng với xe chỉ huy, lừa ngựa tải lương, đội ngũ rầm rộ, trùng điệp,
kéo dài tới hàng ngàn dặm. Hành quân 1 tháng trời, quân chủ lực của Phù
Kiên tới Hạng Thành (nay ở phía nam Thẩm Khâu, Hà Nam); thủy quân từ
Ích Châu cũng theo Trường Giang xuôi xuống phía đông. Quân mã từ bắc
Hoàng Hà kéo đến Bành Thành (nay là thành phố Từ Châu thuộc Giang
Tô). Trên chiến tuyến dài hơn 1 vạn dặm từ tây sang đông, quân thủy và
quân bộ của Tiền Tần cùng tiến, tới sát vùng Giang Nam. Tin tức truyền tới