Vương An Thạch đỗ tiến sĩ, làm quan ở mấy huyện địa phương. Khi đang
làm quan ở Ngân Huyện (nay là huyện Ngân, Triết Giang), trong huyện có
thiên tai nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vương An
Thạch tổ chức dân làm thủy lợi, phát triển giao thông, thúc đẩy mọi việc
trôi chảy. Mỗi khi tới kì giáp hạt, người nghèo không đủ ăn, ông sai mở kho
cho dân vay lương thực. Sau khi thu hoạch sẽ nộp trả nhà nước với số lợi
tức vừa phải. Như vậy, nông dân nghèo khỏi phải đi vay nặng lãi, đời sống
bớt khó khăn. Vương An Thạch làm quan địa phương hơn 20 năm, tiếng
tăm ngay càng lớn. Tống Nhân Tông triệu ông về, trao cho ông chức quan
phụ trách việc tài chính. vừa tới kinh thành, ông dâng lên hoàng đế 1 bức
"Vạn ngôn thư" (tờ tấu khoảng 1 vạn chữ) nêu lên những chủ trương cải
cách về tài chính. Tống Nhân Tông vừa phế bỏ tân chính của Phạm Trọng
yên, nay lại nghe nói tới cải cách thì thấy phiền phức quá, liền gác bỏ sớ tấu
1 bên, không xem xét tới. Vương An Thạch biết triều đình không có quyết
tâm cải cách và không thể cộng tác với các triều thần, nên nhân dịp bà mẹ
tạ thế, liền xin từ chức về nhà.
Lần này, ông nhận được lệnh triệu của Tống Thần Tông, lại nghe nói
Thần Tông đang tuyển chọn nhân tài, liền phấn khởi lên kinh thành. Vương
An Thạch vừa tới, Tống Thần Tông lập tức triệu kiến riêng. Đầu tiên, Thần
Tông hỏi ngay: "Theo khanh, muốn trị lý quốc gia, cần băt tay vào công
việc gì trước?".
Vương An Thạch từ tốn trả lời: "Theo hạ thần, trước hết cần bắt đầu từ
việc cải cách chế độ pháp luật cũ, xây dựng chế độ pháp luật mới".
Tống Thần Tông yêu cầu ông về nhà, viết lại tỉ mỉ những ý kiến về cải
cách. Ngay đêm đó, Vương An Thạch đã khởi thảo 1 chương trình cải cách,
và hôm sau trình kên Tống Thần Tông. Tống Thần Tông thấy những ý kiến
đó đều hợp ý với mình, nên càng tín nhiệm Vương An Thạch. Năm 1069,
Tống Thần Toogn phong Vương An Thạch lên chức phó tể tướng. Lúc đó,
trong triều về danh nghĩa vẫn có tới 4 tể tướng, người thì ốm đau, người thì