năm, cuối cùng ông đã hoàn thành bức bản đồ toàn quốc chính xác nhất,
mang tên "Thiên hạ quận quốc đồ".
Thẩm Quát không những đát thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu địa
lý, mà còn là 1 nhà khoa học quan tâm rộng rãi. Ông rất tinh thông nhiều
lĩnh vực như thiên văn, lịch pháp, âm nhạc, y dược, toán học. Từ rất lâu,
ông đã nghiên cứu thiên văn, lịch pháp. Sau đó, khi làm việc ở Ty thiên
giám, thấy nhiều người là việc ở đây đều thuộc loại bất học vô thuật, không
biết cách sử dụng dụng cụ đo đạc thiên văn. Từ khi tới Ty thiên giám, ông
cho bố trí thêm nhiều dụng cụ đo đạc. Để quan sát và xác định chính xác vị
trí của Bắc Cực Tinh, ông miệt mài suốt 3 tháng, đêm mào cũng dùng dụng
cụ thiên văn theo dõi, cuối cùng đã tính toán được chính xác vị trí của hành
tinh quan trọng này. Vào những năm cuối đời, Thẩm Quát ẩn cư ở Nhuận
Châu (nay là Trấn Giang, Giang Tô), tại Mộng Khê viên. Ông ghi chép lại
thành quả nghiên cứu trong suốt cuộc đời, viết nên tác phẩm "Mộng Khê
bút đàm". Trong tác phẩm này, ngoài việc ghi chép những thành quả nghiên
cứu của mình, ông còn ghi lại rất nhiều phát minh sáng tạo của nhân dân
lao động đương thời. Trong đó, đặc biệt nổi tiếng là phát minh về kỹ thuật
ấn loát bằng chữ rời của Tất Thăng.
Kỹ thuật ấn loát là 1 trong 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời cổ.
Trước thời Bắc Tống, đã có kỹ thuật in mộc bản. Nhưng làm bản khắc gỗ
tốn nhiều thời gian, và khi đã làm xong bản khắc muốn thay đổi 1 chữ
trong đó thì phải bỏ đi, khắc lại bản (trang) khác. Khi về thăm quê ở Tiền
Đường, Thẩm Quát thấy 1 người thợ già tên là Tất Thăng, dùng 1 loại đất
sét thật mịn, cắt thành rất nhiều mảnh vuông nhỏ, khắc chữ lên rồi cho vào
lò nung chín, tạo thành 1 chữ rời. Dùng loại chữ rời này xếp thành bản in,
tiện lợi hơn bản khắc gỗ rất nhiều. Thấy việc mới là này, Thẩm Quát hết
sức hứng thú, xem xét hết sức tường tận, rồi ghi chép, miêu tả trong "Mộng
Khê bút đàm", người đời sau đọc sách này, mới hiểu rõ được lai lịch của kỹ
thuật in chữ rời.