LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 113

bắt đầu xung đột ý kiến và không hợp tác với nhau nữa. Khi Vương An
Thạch làm tể tướng, biện pháp cải cách nào do ông đề ra cũng bị Tư Mã
Quang phản đối. Một lần, Tư Mã Quang đề nghị Tống Thần Tông phế bỏ
luật thanh miêu. Đồng thời, lấy tư cách bạn cũ, viết 1 bức thư trách Vương
An Thạch đã xâm phạm quyền hạn của các quan chức khác, bới chuyện thị
phi, vơ vét tiền của, không chịu nghe ý kiến của người khác. Vương An
Thạch viết thư trả lời phản bác từng điều trong bài ý kiến trách cứ của Tư
Mã Quang. Thư viết: "Tôi chịu mệnh lệnh của hoàng thượng để cải cách
pháp chế, sao lại nói là xâm phạm quyền hạn của các quan chức khác; làm
việc cho quốc gia sao có thể nói là bới chuyện thị phi; lo kiếm tiền cho dân,
sao có thể nói là vơ vét tiền của; bác bỏ những luận điểm sai lầm, sao có
thể nói là không nghe ý kiến người khác".

Nhận được thư trả lời, Tư Mã Quang tức uất người, nhưng thấy

Vương An Thạch đang được hoàng đế nâng đỡ, không thể làm gì được. Sau
ông xin từ chức, rời kinh thành, đến ở Lạc Dương, không hỏi han gì đến
chính sự, đóng cửa chuyên viết sách. Vốn từ lâu, Tư Mã Quang đã rất quan
tâm nghiên cứu lịch sử. Ông cho rằng người cai trị đất nước nhất định phải
thông hiểu lịch sử từ xưa tới nay để rút ra những bài học về hưng thịnh và
suy vong. Ông thấy rằng, từ Thượng Cổ đến thời Ngũ Đại có quá nhiều sử
sách, 1 hoàng đế không thể có thời gian xem cho hết. Vì vậy, từ lâu ông đã
bắt tay vào việc viết 1 cuốn sử từ thời Chiến Quốc tới thời Ngũ Đại. Khi
Tống Anh Tông tại vị, ông đã dâng lên 1 phần bản thảo. Tống Anh Tông
thấy bộ sử đó có tác dụng tốt với củng cố nền thống trị của vương triều, hết
sức tán thưởng, liền thành lập 1 tổ chức biên soạn do ông đứng đầu để hoàn
thành bộ sử đó. Khi Tống Thần Tông lên ngôi, Tư Mã Quang lại dâng lên
Thần Tông 1 bộ phận đã biên soạn xong. Tống Thần Tông tuy không tán
thành chủ trương chính trị của ông, nhưng lại hết sức ủng hộ việc biên soạn
bộ sử này. Ông tập hợp hơn 2400 cuốn sách mà mình thu góp được từ thời
trẻ, trao trả cho Tư Mã Quang làm tư liệu để hoàn thành bộ sách. Tống
Thần Tông còn tự mình đặt tên cho bộ sử này là "Tư trị thông giám" (xem
xét suốt lịch sử để giúp cho việc trị nước). Từ sau khi bãi quan trở về Lạc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.