LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 112

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM

TẬP 3

Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương

www.dtv-ebook.com

Tư Mã Quang Viết "Thông Giám"

Sau khi Vương An Thạch bị bãi chức tể tướng, Tống Thần Tông còn

duy trì tân pháp thêm gần 10 năm nữa. Năm 1085, Tống Thần Tông bị bệnh
mất. Thái tử Triệu Hủ mới lên 10 lên nối ngôi, đó là Tống Triết Tông. Vì
Triết Tông nhỏ tuổi nên tổ mẫu (bà) là Cao thái hậu lâm triều chấp chính.
Cao thái hậu vốn vẫn chống lại tân pháp, nên khi nắm quyền, bà liền triệu
Tư Mã Quang là người xưa nay kịch liệt chống tân pháp về triều làm tể
tướng. Tư Mã Quang là đại thần có danh tiếng nhất thời đó. Ông là người
vùng Hạ huyện, Thiểm Châu (nay là huyện Hạ, Sơn Tây), nổi tiếng từ hồi
còn nhỏ. Năm lên 7, ông bắt đầu chuyên tâm đọc sách. Bất kì là ngày hè
nóng nực hay ngày đông giá rét, ông đều không lúc nào rời sách, có lúc
quên cả anh uống. Ông không những chăm đọc sách, mà còn rất linh lợi.
Một hôm, ông cùng các bạn nhỏ chơi đùa ngoài sân, trong sân có 1 vò lớn
đựng nước, 1 chú bé trèo lên miệng vò, sơ ý ngã nhào vào trong vò. Vò lớn
nước sâu, chú bé đó bị chìm nghỉm. Những đứa trẻ khác thấy vậy, đều sợ
hãi kêu khóc, có đứa chạy đi kêu người lớn đến cứu. Tư Mã Quang không
hề hoảng hốt, chạy đi kiếm 1 hòn đá lớn, dùng hết sức đập mạnh vào thành
vò. Một tiếng "choang" lớn, vò bị vỡ, nước ào chảy ra và chú bé trong vò
được cứu sống.

Sự việc ngẫu nhiên đó là cậu bé Tư Mã Quang trở nên nổi tiếng. Ở

Đông Kinh và Lạc Dương, người ta vẽ câu chuyện đó thành tranh, và lưu
truyền rộng rãi. Khi Tống Thần Tông tại vị, Tư Mã Quang làm hàn lâm học
sĩ. Ông vốn là bạn thân với Vương An Thạch. Sau này, khi Vương An
Thạch đề xướng cải cách, Tư Mã Quang giữ lập trường bảo thủ, 2 người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.