tới, àm còn cười giễu ông là kẻ điên rồ. Tông Trạch không còn biện pháp
gì, đành đơn độc dẫn quân tác chiến. Một lần, cánh quân do ông dẫn đầu bị
quân Kim bao vây, số lượng quân Kim đông gấp 10 lần quân Tống. Tông
Trạch nói với tướng sĩ: "Hôm nay, tiến cũng chết mà lui cũng chết. Chúng
ta quyết từ chỗ chết, xông lên chém giết để tìm ra con đường sống!". Tướng
sĩ đều hăm hở, anh dũng xông lên, 1 người địch nổi 100, quả nhiên đánh lui
được quân Kim.
Tống Cao Tông từ lâu đã biết sự dũng cảm của Tông Trạch, lần này
được Lý Cương tiến cử, liền phong Tông Trạch làm tri phủ phủ Khai
Phong. Lúc này tuy quân Kim đã rút khỏi phủ Khai Phong (tức Đông
Kinh), nhưng thành Khai Phong trải qua 2 cuộc chiến, tường thành đã bị
hủy hoại hết. Dân chúng và binh sĩ sống lẫn với nhau; lại thêm quân Kim
còn ở bờ bắc Hoàng Hà, nên lòng người Khai Phong luôn thấp thỏm, trật tự
xã hội không ổn định. Tông Trạch có uy tín rất cao trong quân và dân. Tới
Khai Phong, ông hạ ngay 1 mệnh lệnh: "Phàm kẻ nào cướp bóc của dân,
đều sẽ bị nghiêm trị".
Mệnh lệnh đã ban bố, nhưng trong thành vẫn xảy ra mấy vụ cướp.
Tông Trạch liền xử tử phạm nhân tại chỗ, khiến trật tự trong thành dần
được ổn định. Nhân dân Hà Bắc không chịu nổi cảnh cướp bóc chém giết
của quân Kim, đều đua nhau tổ chức nghĩa quân, đánh bại quân Kim. Lý
Cương chủ trương dựa vào nghĩa quân, tổ chức đội ngũ mới để chống Kim.
Sau khi Tông Trạch đến Khai Phong, liền tích cực liên lạc với nghĩa quân.
Nghĩa quân các vùng thuộc Hà Bắc đã từng nghe uy danh của Tông Trạch,
nên đều tự nguyện chịu sự chỉ huy của ông. Tại Hà Đông, có 1 thủ lĩnh
nghĩa quân là Vương Thiện, tụ tập 7 vạn người ngựa, muốn tập kích vào
Khai Phong. Tông Trạch được tin, liền 1 mình 1 ngựa đến gặp Vương
Thiện, nhỏ nước mắt nói: "Hiện nay nhà nước đang nguy cấp, nếu có được
mấy người anh hùng như ngài, cùng đồng tâm hiệp lực kháng chiến thì
người Kim đâu dám xâm phạm đến chúng ta nữa!".