Vương Thiện bị thuyết phục, cảm động rơi nước mắt, nói: "Kẻ này xin
nghe theo sự chỉ huy của Tông Công".
Những toán nghĩa quân khác như Dương Tiến, Vương Tái Hưng, Lý
Quí, Vương Đại Lang đều có từ mấy vạn tới mấy chục vạn người ngựa.
Tông Trạch cũng cử người tới liên lạc, thuyết phục họ đoàn kết nhất trí
cùng chống Kim. Nhờ vậy, việc phòng thủ ở ngoại vi thành Khai Phong
được củng cố, lòng dân trong thành ổn định, lương thực sung túc, giá cả ổn
định, tình trạng rối loạn được khắc phục. Nhưng chính vào lúc Tông Trạch
chuẩn bị tiến lên phía bắc để khôi phục Trung nguyên thì Tống Cao Tông
và bọn Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn lại sợ Nam Kinh chưa được an
toàn, toan tiếp tục chạy sâu xuống miền nam. Vì chống lại việc chạy xuống
miền nam, nên Tông Trạch bị Tống Cao Tông cách chức. Tông Trạch hết
sức nóng ruột, liền tự dẫn quân vượt qua Hoàng Hà, giao ước với các đạo
nghĩa quân cùng nhau chống Kim. Ông cho xây dựng xung quanh Khai
Phong 24 thành lũy và lập các trại quân ven bờ Hoàng Hà liền khít nhau
như vây cá, gọi là "liên châu trại", lại được nghĩa quân các địa phương
thuộc Hà Đông, Hà Bắc cũng phối hợp, hưởng ứng lẫn nhau, nên lực lượng
phòng ngự của quân Tống ngày càng mạnh.
Tông Trạch nhiều lần dâng sớ tấu, yêu cầu Cao Tông trở về Khai
Phong để chủ trì việc chống Kim. Nhưng sớ tấu đến tay bọn Hoàng Tiềm
Thiện, đều bị chúng dìm đi. Không lâu sau, Tống Cao Tông lại rời Nam
Kinh, chạy xuống Dương Châu. Quả nhiên ít lâu sau, quân Kim chia mấy
đường rầm rộ tiến công. Kim Thái Tông phái đại tướng Ngột Truật (còn có
tên là Tông Bật) tiến công Khai Phong. Trước hết, Tông Trạch cử bộ tướng
giữ Lạc Dương và Trịnh Châu. Khi Ngột Truật dẫn quân tiếp cận Khai
Phong, Tông Trạch phái mấy ngàn tinh binh, vòng tới sau lưng địch, cắt đứt
đường lui, sau đó đánh kẹp địch từ 2 mặt trước sau, khiến Ngột Truật bị đại
bại, phải rút chạy. Một lần khác, tướng Kim là Tông Hàn dẫn quân đánh
Lạc Dương, Tông Trạch phái bộ tướng Quách Chấn Dân, Lý Cảnh Lương
dẫn quân tập kích, nhưng bị thất bại. Quách Chấn Dân đầu hàng quân Kim,