LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 15

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM

TẬP 3

Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương

www.dtv-ebook.com

Lưu Vũ Tích Thăm Huyền Đô Quán

Khi Vương Thúc Văn thực hiện cải cách, không chỉ 1 số hoạn quan

phản đối, mà 1 số không nhỏ đại thần thấy Vương Thúc Văn từ địa vị thấp
lại dựa vào thế Thuận Tông, làm việc quá độc đoán, cũng tỏ ra bất mãn.
Khi Đường Hiến Tông lên ngôi, mọi người xúm vào công kích Vương Thế
Văn. 8 quan chức từng ủng hộ việc cải cách của Vương Thúc Văn, đều bị
gọi là đồng đảng của ông. Vì vậy, Đường Hiến Tông hạ chiếu thư, nhất loạt
giáng chức 8 người đó, thuyên chuyển họ đi nơi xa làm Tư mã. Lịch sử gọi
gộp Vương Thúc Văn, Vương Phi và 8 người đó là "Nhị vương, bát tư mã".
Trong 9 vị đại thần bị giáng làm tư mã đó, có 2 nhà văn nổi tiếng là Liễu
Tông Nguyên và Lưu Vũ Tích. Liễu Tông Nguyên sở trường về tản văn,
còn Lưu Vũ Tích sở trường về thơ. Họ là đôi bạn rất thân với nhau. Lần
này, Liễu Tông Nguyên bị điều đi Vĩnh Châu (nay là Linh Lăng, Hồ Nam),
Lưu Vũ Tích bị điều đi Lang Châu (nay là Thường Đức, Hồ Nam). Vĩnh
Châu là Lang Châu đều ở miền nam Trung Quốc, cách Trường An rất xa.
Lúc đó 2 nơi này còn là vùng hoang vắng, lạc hậu; ở vào trường hợp này,
những người khác hẳn sẽ buồn khổ, khó chịu đựng được. Nhưng 2 ông đều
là những người có bản lĩnh. Họ tin rằng việc làm của mình là đứng đắn, dù
có thất bại vẫn không nhụt chí. Đến nơi nhận chức mới, ngoài giờ làm việc
công, họ đều đi du lãm núi sông, sáng tác thơ văn. Trong sáng tác của họ,
thường thổ lộ hoài bão chính trị và phản ánh nỗi khổ của nhân dân. Bài
đoản văn kiệt tác "Lời kể của người bắt rắn" của Liễu Tông Nguyên chính
là được viết trong thời gian ông làm tư mã ở Vĩnh Châu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.