LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 94

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM

TẬP 3

Lâm Hán Đạt & Tào Dư Chương

www.dtv-ebook.com

Phạm Trọng Yên Cải Cách Chính Trị

Do Phạm Trọng Yên giữ nghiêm kỷ luật quân đội và chú ý sự giảm

nhẹ đóng góp cho nhân dân vùng biên giới, nên lực lượng phòng thủ của
Bắc Tống được tăng cường. Tây Hạ gây chiến với Bắc Tống trong mấy
năm, không thu được lợi gì. Nên đến năm 1043, Nguyên Hạo phải xưng
thần và cầu hòa Triều Tống đồng ý hàng năm cung cấp cho Tây Hạ 1 số
tiền bạc, vải vóc và trà uống. Từ đó biên giới Tống mới tạm thời được yên
ổn. Phạm Trọng Yên không những là nhà quân sự mà còn là nhà chính trị
gia và văn học gia nổi tiếng đời Tống. Ông là người huyện Ngô thuộc Tô
Châu, mồ côi cha từ nhỏ. Vì nhà nghèo, người mẹ bất đắc dĩ phải tái giá
với 1 người họ Chu. Phạm Trọng Yên trưởng thành trong 1 hoàn cảnh vô
cùng gian khổ, thường đọc sách trong 1 ngôi miếu cổ, ngày không có đủ 3
bữa ăn, thường phải ăn cháo. Nhưng ông quyết tâm khắc khổ học tập,
thường đọc sách tới khuya, nhiều khi mệt mỏi tới mức không mở được mắt,
phải vã nước lạnh vào mặt cho tỉnh để tiếp tục học. Ròng rã nhiều năm gian
khổ như vậy, cuối cùng ông trở thành 1 người rất có học vấn.

Ban đầu, Phạm Trọng Yên làm gián quan trong triều, vì thấy tể tướng

Lã Di Giản lạm dụng chức quyền, đưa người thân quen vào làm quan, bèn
mạnh dạn tố cáo với Nhân Tông. Lã Di Giản phản công lại, nói Phạm
Trọng Yên kết giao bè đảng để ly gián quan hệ vua tôi. Tống Nhân Tông
tin theo lời Lã Di Giản, liền biếm trích Phạm Trọng Yên xuống phương
nam. Mãi tới khi chiến tranh với Tây Hạ, Phạm Trọng Yên lập công lớn,
Tống Nhân Tông mới thấy ông đích thực là 1 nhân tài. Lúc bấy giờ, triều
Tống vì nội chính thối nát, lại thêm có chiến tranh với Liêu và Tây Hạ, tiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.