LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 95

phí rất nhiều tiền của, tài chính gặp khó khăn lớn. Tống Nhân Tông bèn
điều Phạm Trọng Yên từ Thiểm Tây về kinh thành, phong ông làm phó tể
tướng. Phạm Trọng Yên vừa về tới nơi, Nhân Tông tiếp kiến ngay, yêu cầu
thảo ra phương án trị nước. Phạm Trọng Yên thấy triều đình có quá nhiều
mặt thối nát, không thể cải cách ngay 1 lúc mà phải đi từ từ từng bước.
Nhưng vì Nhân Tông liên tục thúc giục, ông liền đề ra 10 hạng mục cải
cách, gồm những nội dung chủ yếu như sau:

1 - Định kì sát hạch quan lại. Căn cứ vào thành tích cai trị mà thăng

cấp, giáng cấp.

2 - Hạn chế nghiêm ngặt việc con cai các đại thần dựa vào thế cha để

ra làm quan.

3 - Cải cách chế độ khoa cử.

4 - Thận trọng trong việc chọn lựa và đề bạt quan đứng đầu các địa

phương.

Còn những vẫn đề khác như khuyến khích nông trang, giảm nhẹ lao

dịch, tăng cường quân bị giữ nghiêm pháp luật...

Tốn Nhân Tông đang có lòng hăng hái cải cách, sau khi xem xong

phương án của Phạm Trọng Yên, liền lập tức phê chuẩn và cho thi hành
khắp trong nước. Lịch sử gọi phong trào cải cách này là "Khánh Lịch tân
chính" (Khánh Lịch là niên hiệu của Tống Nhân Tông từ 1041 đến 1049).
Để thúc đẩy tân chính (chính sách mới), Phạm Trọng Yên liền cùng Hàn
Kỳ, Phú Bật thẩm tra 1 số quan chức để cử xuống các bộ (đơn vị hành
chính thới Tống) làm chức giám ti (quan giám sát). Một hôm, Phạm Trọng
Yên ngồi trong dinh duyệt danh sách các giám ti, phát hiện thấy 1 người
xưa nay là kẻ tham lam, làm trái pháp luật, liền cầm bút xóa tên người đó
đi, chuẩn bị lấy người khác thay vào. Phú Bật đứng cạnh, thấy thế không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.