LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 3 - Trang 96

nỡ, liền nói với Phạm Trọng Yên: "Phạm Công, một nét bút của ngài, làm
cho cả nhà người ta phải khóc đây!".

Phạm Trọng Yên nghiêm túc trả lời: "Nếu không để một nhà phải

khóc, thì sẽ làm cho dân cả một bộ phải khóc".

Phú Bật nghe trả lời, vụt hiểu ra, càng khâm phục kiến thức và tính

cương trực của Phạm Trọng Yên. Tân chính do Phạm Trọng Yên vừa đem
ra thi hành, đã như chọc vào tổ ong. Tất cả hoàng thân quốc thích, đại thần
quyền quý, tham quan ô lại đều la lối om sòm, gieo rắc tin đồn chống lại
tân chính. Những đại thần xưa nay vốn không ưa Phạm Trọng Yên, ngày
ngày nói xấu Phạm Trọng Yên với Tống Nhân Tông, nói ông và 1 số người
kết bè đảng, lạm dụng chức quyền. Tống Nhân Tông thấy nhiều người phản
đối quá, cũng sinh dao động. Phạm Trọng Yên thấy mình không thể ở lại
kinh thành được, liền tự động xin đổi về biên giới Thiểm Tây. Tống Nhân
Tông đành phải điều ông đi. Phạm Trọng Yên vừa đi khỏi, Tống Nhân
Tông liền hạ lệnh phế bỏ tân chính. Vì đề xướng cải cách chính trị, Phạm
Trọng Yên bị rất nhiều kẻ đả kích, nhưng ông không vì thế mà nản lòng.
Một năm sau, 1 người bạn cũ của ông là Đằng Tông Lượng, làm quan ở
Nhạc Châu (trị sở nay ở Nhạc Dương, Hồ Nam) đứng ra tu tạo lại Nhạc
Dương Lâu, 1 danh thắng ở đó, mời Phạm Trọng Yên viết cho 1 bài văn kỉ
niệm. Phạm Trọng Yên vung bút viết ngay bài "Nhạc Dương Lâu ký".
Trong bài văn nổi tiếng đó, Phạm Trọng Yên đề cập đến 1 người có hoài
bão chính trị xa rộng, cần phải có tư tưởng " Lo trước cái lo của thiên hạ,
vui sau cái vui của thiên hạ".

Hai câu danh ngôn đó được người đời sau truyền tụng. Và Nhạc

Dương Lâu cũng nhờ bài văn nổi tiếng đó của Phạm Trọng Yên mà nổi
tiếng thêm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.