có quyết định nghị hòa". Ông yêu cầu Lư Tượng Thăng đi bàn bạc với
Dương Tự Xương về biện pháp đối phó với quân Thanh.
Dương Tự Xương thấy Lư Tượng Thăng cản trở việc nghị hòa do
mình chủ trương thì rất bực bội, liền trao cho Cao Khởi Tiềm làm tổng
giám, chỉ huy 1 nửa trong số 4 vạn viện binh từ các nơi đến. Như vậy, Lư
Tượng Thăng về danh nghĩa là thống soái, nhưng trên thực tế chỉ nắm được
2 vạn binh mã. Quân Thanh tiến theo 8 đường, đánh sâu vào nội địa. Khi
đánh tới Cao Dương, nguyên binh bộ thượng thư Tôn Thừa Tông, người
từng ủng hộ Viên Sùng Hoán, nay đã nghỉ hưu tại quê nhà, nghe tin quân
Thanh đánh tới, liền dẫn cả gia đình gồm mười mấy người lên thành chống
lại. Quân Thanh đánh chiếm được Cao Dương, cả gia đình Tôn Thừa Tông
đều hy sinh anh dũng. Lư Tượng Thăng dẫn quân tới Bảo Định, đang chiến
đấu chống quân Thanh, thì Sùng Trinh Đế lại tin theo lời vu cáo của Dương
Tự Xương, cho rằng ông chỉ huy kém cỏi, hạ lệnh giáng chức ông, buộc
ông lập công chuộc tội ở cương vị thấp hơn. Dương Tự Xương liền chia số
quân hiện dưới quyền Lư Tượng Thăng, trao 1 nửa số quân cho người khác
chỉ huy. Lư Tượng Thăng đến Cự Lộc, trong tay chỉ còn 5000 quân. Lúc
đó, số quân của Cao Khởi Tiềm chỉ đóng cách Cự Lộc 50 dặm. Lư Tượng
Thăng cử người cầu cứu Cao Khởi Tiềm, nhưng Cao Khởi Tiềm từ chối.
Lư Tượng Thăng đơn độc tác chiến, lâm vào tình thế rất khó khăn. Mặt
khác, Dương Tự Xương lại cố tình gây khó dễ, lương thực tiếp tế không đủ,
tướng sĩ đều đói lã. Một buổi sáng, Lư Tượng Thăng bước ra cửa doanh
trại, cúi mình vái toàn bộ tướng sĩ xung quanh, rồi nói: "Chúng ta chịu ơn
sâu của nhà nước, chỉ lo không thể vì nước hy sinh, chứ không lo gì giữ
mạng sống của mình". Các tướng sĩ nghe nói, đều xúc động rơi nước mắt,
thề quyết tâm tử chiến.
Lư Tượng Thăng chia 5000 quân còn trong tay thành 3 cánh, giao cho
2 tướng Hổ Đại Uy và Dương Quốc Trụ đảm nhận 2 cánh tả, hữu, tự mình
phụ trách trung quân, kịch chiến với quân Thanh, đánh lui 1 đội quân đối
phương. Nửa đêm hôm đó, xung quanh trại Minh bỗng vang rền tiếng