LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 4 - Trang 152

Trung ở Phúc Kiến, hẹn họ cùng nổi dậy. 2 phiên vương này được Ngô
Tam Quế khuyến khích, cũng nổi loạn. Lịch sử gọi sự kiện này là "loạn
Tam phiên" (Tam phiên chi loạn).

Ba phiên vương cùng nổi loạn, toàn bộ vùng miền nam đều bị lực

lượng làm phản chiếm lĩnh. Khang Hy Đế không hề sợ hãi. Ông vừa điều
khiển binh tướng, tập trung binh lực đánh Ngô Tam Quế, vừa đình chỉ việc
giải trừ tước vương của Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung để giữ yên 2
mặt đó. Thượng Chi Tín, Cảnh Tinh Trung thấy tình hình của Ngô Tam
Quế bất lợi, liền xin đầu hàng. Ngô Tam Quế lúc đầu thắng 1 số trận, sau
quân Thanh kéo tới ngày càng nhiều, đánh càng mạnh, lực lượng Ngô Tam
Quế tiêu hao dần, lâm vào tình cảnh hết sức cô lập. Qua 8 năm chiến tranh,
ông ta không đứng vững được nữa, vừa căm tức vừa hối hận, mắc bệnh
nặng rồi chết. Năm 1681, quân Thanh chia 3 hướng đánh vào Côn Minh
thuộc Vân Nam. Cháu Ngô Tam Quế là Ngô Thế Phồn tự sát. Cuối cùng,
quân Thanh dẹp được thế lực phản loạn, thống nhất miền nam. Nhưng,
trong lúc triều đình ăn mừng thắng lợi dẹp yên phản loạn ở miền nam thì từ
biên giới Đông Bắc lại truyền về tin tức nước Nga Sa hoàng xâm phạm
biên cương. Sự kiện này khiến Khang Hy Đế phải lập tức chuyển sự chú ý
lên biên giới Đông Bắc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.